“Đòn bẩy” hạ tầng

Tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn có chiều dài lên đến 62 km với quy mô 10 làn xe, bắt đầu từ ngã ba Tân Vạn (quốc lộ 1, Thành phố Dĩ An) đến nút giao Quốc lộ 13, trung tâm hành chính huyện Bàu Bàng. Trong đó, 42 km của giai đoạn 1 từ Quốc lộ 1 đến thị xã Bến Cát đã đưa vào hoạt động từ năm 2015. Giai đoạn 2 từ thị xã Bến Cát đến Bàu Bàng (đường tạo lực Mỹ Phước – Tân Vạn) dài 20 km hiện đã hoàn thành và đưa vào hoạt động ngay trong năm 2021. 

Đây là trục giao thông huyết mạch theo hướng Bắc – Nam của Bình Dương, liên kết trực tiếp các khu công nghiệp ở Thủ Dầu Một, Thuận An, Bàu Bàng, Dĩ An và Bến Cát với các cảng biển, sân bay quốc tế ở khu vực phía Nam.

Tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn

Với tham vọng giúp Bàu Bàng đột phá về hạ tầng, tỉnh Bình Dương đang đẩy mạnh kế hoạch triển khai thêm hàng loạt công trình trọng điểm trong giai đoạn năm 2021 – 2025 với tổng số vốn đầu tư lớn với hàng chục ngàn tỉ đồng. Trong đó, có nhiều tuyến đường quan trọng đi qua Bàu Bàng như đường tạo lực Bàu Bàng – Phú Giáo – Bắc Tân Uyên kết nối với cảng Logistics Tân Uyên, đường Vành đai 5, đường Vành đai Trong, khớp nối đường Hồ Chí Minh (đoạn Đức Hòa – Chơn Thành)… 

Ngoài ra, tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có tổng chiều dài hơn 70 km với tổng vốn đầu tư là 36.000 tỉ đồng cũng vừa nhận được chủ trương thực hiện.

Bên cạnh Quốc lộ 13 với quy mô 6 làn xe, ĐT 741B, ĐT 749A, ĐT 749C, ĐT 750 đã hoàn thiện, Bàu Bàng cũng đang khẩn trương triển khai nhiều dự án như đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng…Trong thời gian tới, với việc đầu tư thêm các dự án như Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Đức Hòa – Chơn Thành, cao tốc TPHCM – Chơn Thành, metro Thủ Dầu Một – Mỹ Phước – Bàu Bàng – Long Nguyên… Bàu Bàng sẽ sở hữu hệ thống giao thông kết nối hoàn chỉnh. 

Các công trình giao thông hạ tầng trên sẽ là “cánh cửa” mở ra cơ hội tăng cường kết nối kinh tế, giao thương liên vùng giữa Bàu Bàng với các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ và thu hút đầu tư. Qua đó tạo sức bật giúp thị trường bất động sản Bàu Bàng tăng trưởng nhanh chóng, đuổi kịp Thuận An và Dĩ An, hai thị xã vừa trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

Theo ghi nhận cho thấy, sức mua và giá chào bán các dự án bất động sản Bàu Bàng hiện đang có dấu hiệu tăng trưởng đáng kể. Khảo sát cho thấy rằng, lượng khách hàng tìm mua đất nền, nhà phố tại đây tăng lên từ 25 – 30% chỉ trong tháng 3/2021. Trong đó, khu vực thu hút nhiều sự chú ý nhất từ công chúng nhiều nhất chính là xã Trừ Văn Thố, thị trấn Lai Uyên. Bên cạnh đó, giá giao dịch các dự án tại đây cũng tăng nhẹ hơn so với những tháng đầu năm 2021.

Điểm tựa phát triển công nghiệp

Theo nhận định từ các chuyên gia, bên cạnh sự phát triển đồng bộ của hạ tầng, điểm tựa vững chắc khiến thị trường bất động sản Bàu Bàng phát triển chính là tiềm năng phát triển của công nghiệp, dịch vụ. Theo định hướng đến năm 2025, Bàu Bàng sẽ được hoạch định thành trung tâm đô thị – công nghiệp kỹ thuật cao và dịch vụ logistic hàng đầu của khu vực phía Bắc tỉnh Bình Dương, qua đó có vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thương giữa các tỉnh miền Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

Hiện nay, ngoài khu công nghiệp – đô thị Bàu Bàng với quy mô lớn lên đến 3.200 ha; Lai Hưng (600 ha), Tân Bình (352,5 ha); Cây Trường (700 ha); Bàu Bàng đang chuẩn bị được bổ sung thêm Cảng cạn ICD 20 ha và Khu công nghiệp khoa học công nghệ cao 900 ha.

Khu công nghiệp khoa học công nghệ cao

Dự án KCN khoa học công nghệ được xem là bước đi đột phá trong sản xuất công nghiệp, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và tạo tiền đề cho sản xuất công nghệ cao. Thời gian tới, nơi đây sẽ hình thành một cộng đồng chuyên gia, trí thức về làm việc và sinh sống. Hoạt động của các khu công nghiệp đã có sự đóng góp mạnh mẽ vào việc phát triển kinh tế của Bàu Bàng với giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng trung bình mỗi năm từ 20 – 22%, cao hơn nhiều so với thị xã Tân Uyên, Bến Cát.

Ngoài ra, Bàu Bàng cũng đang trở thành điểm lý tưởng được lựa chọn bởi những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm này, Bàu Bàng đã thu hút được 1.000 dự án gồm 816 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 29.736 tỉ đồng và 184 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư lên đến 3,6 tỉ USD.

Chỉ trong năm 2020, dù bị tác động bởi khó khăn chung của nền kinh tế nhưng Bàu Bàng cũng được ghi nhận đã thu hút 27 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 178 triệu USD và 20 dự án đăng ký tăng thêm với gần 85 triệu USD.

Trong 5 tháng đầu của năm 2021, dòng vốn FDI được rót vào Bình Dương với tổng số vốn gần 1,3 tỷ USD (tăng hơn gấp rưỡi so với cùng kì năm ngoái, chỉ xếp sau TP.HCM và Hà Nội). Đây là những thành tích đáng ghi nhận của địa phương này trong thời gian qua sau những nỗ lực vượt bậc.

Lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp tại Bình Dương

Nhìn tổng quan, với hệ thống hạ tầng bứt phá và dòng vốn đầu tư dồi dào của những doanh nghiệp trong và ngoài nước rót vào mạnh mẽ, Bàu Bàng đang trở thành một ngôi sao sáng giữa một rừng đối thủ xung quanh và có một tương lai sáng sủa dễ dàng đoán trước được. Điều này có thể chứng minh được qua lăng kính so sánh với địa phận Quận 9 (TP.HCM) hay Thành phố Thuận An, Dĩ An.

Cách đây khoảng 10 – 15 năm trước, những khu vực này còn là những vùng ven hoang sơ, giá đất chỉ khoảng vài triệu đồng một mét vuông nhưng nay đã “lột xác” trở thành những khu đô thị hiện đại, khang trang, phát triển vượt bậc và kéo theo giá bất động sản cũng tăng mạnh lên gấp chục lần. 

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *