Dự án đường Hồ Chí Minh Bình Dương có tổng chiều dài khoảng 72,5km, điểm đầu tại Km10+000, thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Điểm cuối tại Km82+574, giao với đường tỉnh 825 và tuyến tránh Hậu Nghĩa tại phía nam thị trấn Hậu Nghĩa, thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.Tuyến đường trên đạt quy mô cao tốc hạn chế 4 làn xe theo hình thức BOT.
Thông tin về đường Hồ Chí Minh Bình Dương

Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh mới có Tờ trình số 4420/TTr-ĐHCM-KTKH đề xuất lên Bộ Giao thông vận tải về việc đầu tư xây dựng dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa với tổng mức đầu tư 2.051 tỷ đồng theo hình thức BOT, trong đó, chi phí xây dựng hơn 1.574 tỷ đồng còn lại là các chi phí khác và lãi vay.
Theo đề xuất, dự án đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng cao, cải thiện điều kiện khai thác, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực nói chung và các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An. Kết nối giữa Quốc lộ 14 và nối liền khu vực lớn của Đồng bằng sông Cửu Long với vùng Tây Nam Bộ và vùng Tây Nguyên, tạo nên thế và lực mới giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển nhanh, ổn định và bền vững hơn.
Giai đoạn trước mắt đầu tư xây dựng tuyến đường có quy mô tương đương đường cấp 3 với 2 làn xe, bề rộng nền đường hơn 12m, mặt đường rộng 11,2m. Hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng dọc tuyến và hệ thống cống thoát nước ngang bao gồm các cống tròn, các cống hộp với tổng chiều dài khoảng 952m dài tại 55 vị trí.
Theo Phó Tổng giám đốc Dương Hồ Minh, nếu được Bộ Giao thông vận tải thông qua, dự án có thời gian hoàn thành đưa vào khai thác từ quý I/2018. Thời gian hoàn vốn thu phí khoảng 22 năm 7 tháng.
Dự kiến sẽ đặt hai trạm thu phí tại Km44+500 (trạm chính tại địa phận tỉnh Tây Ninh) và Km75+500 (trạm phụ tại địa phận tỉnh Long An) để thu phí hoàn vốn cho dự án, chỉ thu phí một lần đối với các phương tiện đi qua cả hai trạm.
Trong giai đoạn trước mắt, dự án sẽ tập trung hoàn thiện xây dựng tuyến đường có quy mô tương đương đường cấp III hai làn xe, bề rộng nền đường 12,25m, mặt đường rộng 11,25m, lề đất rộng 0,5 m mỗi bên, tiêu chuẩn hình học phù hợp đường cao tốc loại A, vận tốc 100km/h. Trong giai đoạn hoàn chỉnh, đầu tư mở rộng với quy mô cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h, bề rộng nền đường 27 m.
Tổng mức đầu tư Dự án là 2.546,76 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.669,9 tỷ đồng, chi phí GPMB là 372 tỷ đồng, phần còn lại là chi phí quản lý dự án và dự phòng.
Lợi ích kinh tế đạt được

Đoạn đường Hồ Chí Minh Bình Dương là tuyến đường giao thông huyết mạch giúp kết nối từ Bình Dương qua tỉnh Bình Phước đến các tỉnh Tây Nguyên. Tuyến đường giúp giao thông trung chuyển hàng hóa nhanh chóng và thuận lợi đối với các khu công nghiệp và các doanh nghiệp ở Bình Dương. Từ đó giúp nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như nền kinh tế Bình Dương nói riêng có thể phát triển một cách mạnh mẽ và toàn diện nhất.
Bất động sản được hưởng lợi gì?
Từ khi đoạn đường Hồ Chí Minh Bình Dương khởi công đến lúc hình thành, thị trường cũng như dân cư khu vực xung quanh đây bắt đầu trở nên sầm uất và phát triển hơn. Các ngành nghề buôn bán, kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau mọc lên dần và thu hút được nhiều khách vãng lai. Từ đó kéo theo thị trường bất động sản ở khu vực Bình Dương Bàu Bàng trở nên bùng nổ và phát triển dữ dội. Với tốc độ và tình hình tăng trưởng này, trong khoảng 5 – 10 năm tới, huyện Bàu Bàng sẽ nhanh chóng bắt kịp các địa phương lân cận và trở thành một trong những khu vực có thị trường bất động sản thu hút và khan hiếm bậc nhất tại Bình Dương.

Xem thêm:
Tiến độ đường Hồ Chí Minh
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư năm 2007 bao gồm 23 gói thầu, được triển khai từ năm 2009. Đến tháng 3/2011, dự án bị dừng giãn theo Nghị quyết số 11/NQ – CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ. Tại thời điểm này, các gói thầu đã thi công đến móng cấp phối đá dăm loại 1, đắp đất K95, K98 và cống thoát nước; một số cầu đã thi công dang dở kết cấu phần dưới, một số đã bước sang thi công kết cấu nhịp. Riêng các gói thầu số 1, 2 và 42 được tiếp tục thi công để nối thông từ Quốc lộ 13 đến Quốc lộ 14 thuộc tỉnh Bình Phước (hoàn thành tháng 4/2015).

Hiện dự án mới hoàn thiện 10/83 km, 73 km còn lại mới xong nền đường, nên chưa thể đưa vào khai thác, nếu không được triển khai đầu tư hoàn chỉnh, ngoài việc lãng phí hàng ngàn tỷ đồng đã đầu tư, các cấu kiện bê tông cốt thép, nền đường sẽ hư hỏng nặng sau gần 7 năm đình hoãn. Nếu được bố trí khoảng hơn 1.700 tỷ đồng bằng nguồn vượt thu ngân sách, thì dự án đường Hồ Chí Minh Binh Dương có thể đưa vào khai thác ngay trong năm 2021, mở ra cơ hội lớn cho việc kết nối liên vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Bởi: Nguyễn Phạm Thiên Ân