Hàng loạt dự án thành phần thuộc Vành đai 3 được cấp kinh phí giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP.HCM với hơn 26.400 tỷ đồng từ ngân sách của thành phố.

Đây là con số được Sở giao thông vận tải báo cáo đến Ủy ban nhân dân TP.HCM, qua đó cũng kiến nghị đưa dự án vào danh sách các hạng mục sẽ được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn từ 2021-2025. Thành phố sẽ cân nhắc để có vốn ngân sách phù hợp để giải phóng các mặt bằng và thực hiện các công tác liên quan đến việc đầu tư tuyến đường. Lúc này, Bộ Giao thông vận tải sẽ có vai trò điều phối các dự án.

Các dự án thành phần trong tuyến đường Vành đai 3

Đi qua TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An, con đường Vành đai 3 có tổng chiều dài hơn 98 km, mặc dù được duyệt cách đây 10 năm nhưng toàn tuyến dự án chỉ có đoạn từ Tân Vạn đến Bình Chuẩn (dài hơn 16 km) thuộc tỉnh Bình Dương hoàn thành. Với các đoạn còn lại, Bộ Giao thông vận tải đã duyệt trước 02 dự án thành phần: 1B (cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây – xa lộ Hà Nội, TP. Thủ Đức) và 1A (Tỉnh lộ 25B – cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây). Những dự án thành phần khác như đoạn 4, đoạn 3, dự án thành phần 2B, 2A đang được hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Dự án thành phố 1A đi qua TP.HCM và Đồng Nai (có tổng chiều dài là 8,7 km) với tổng mức đầu tư 7.576 tỷ đồng được tài trợ vốn ODA của Hàn Quốc. Theo báo cáo, tổng chi phí cho việc giải phóng mặt bằng dự án này trong khu vực TP.HCM hiện đã đạt gần 1.600 tỷ đồng, tăng 1.450 tỷ đồng so với thời gian trước. Sở Giao thông vận tải đang kiến nghị thành phố nghiên cứu và xem xét nguồn vốn để có thể khởi công dự án. Dự án thành phần 1B nằm toàn bộ trên địa bàn TP.HCM (có chiều dài gần 9 km) thực hiện theo hình thức BOT. Ngân sách thành phố sẽ cân đối để giải phóng mặt bằng đoạn này với kinh phí lên đến hơn 5.300 tỷ đồng.

Đối với các dự án khác sẽ được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). TP.HCM cùng các địa phương liên quan giải phóng mặt bằng và Trung ương hỗ trợ một phần xây lắp nếu không cân đối được nguồn vốn. Theo như dự kiến, nguồn lực thực hiện các dự án này tại thành phố sẽ được chi ra từ tỷ lệ vốn ngân sách được giữ lại và khai thác quỹ đất dọc tuyến.

Đại diện của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết rằng:”Đây là định hướng chung để đầu tư các dự án thuộc Vành đai 3 sắp tới. Dự án nào cấp bách, các bên sẽ phân cấp và phối hợp triển khai đồng bộ dưới sự điều phối của Bộ Giao thông Vận tải”, và cho biết trường hợp nếu dự án đi qua hai địa phương sẽ có đánh giá tổng quan chọn bên chủ trì đảm nhận chính thức thực hiện, kêu gọi đầu tư từ các đơn vị khác.

Tuyến đường Vành đai 3 và Vành đai 4

Vào ngày 14/5, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã có buổi làm việc với các bộ ngành, địa phương, yêu cầu đến năm 2025 sẽ có thể khép kín Vành đai 3 và đề nghị Bộ Giao thông vận tải có văn bản hướng dẫn cụ thể các địa phương lập phương án nghiên cứu tiền khả thi dự án. Những trở ngại và khó khăn trong pháp lý của dự án nếu cấp thiết Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội trong kỳ họp sắp tới để thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thành tiến độ.

Về công tác giải phóng mặt bằng Vành đai 3, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết ý kiến, sắp tới Chính phủ sẽ trình Quốc hội để ra Nghị quyết giao tỉnh thành có thẩm quyền giải phóng mặt bằng khi dự án đi qua địa phương. Vì thế, khu vực nào làm chậm trễ hay gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án sẽ phải chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải cũng lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chia những dự án thành phần đi qua các địa phương hoặc gộp lại theo tỉnh thành liền kề nhằm tăng tính hiệu quả trong việc triển khai.

Bởi: Định Phạm         

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *