Hiện trạng đất
Điều tiên quyết bạn cần làm là tập trung vào hiện trạng của tài sản. Khi mua bất động sản, bạn cần để ý đối chiếu hiện trạng thực tế so với sơ đồ thửa đất trong sổ đỏ. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra xem hiện trạng của ngôi nhà có đúng với những gì người bán đã rao bán hay không.
Kiểm tra hiện trạng nhà đất
Ví dụ, các khu vực quan trọng trong một ngôi nhà như các phòng, tường, vách ngăn, gác mái hoặc nguồn điện, nguồn nước là những thứ bạn nên ưu tiên kiểm tra. Sau đó hãy xem xét đến các phần khác như cấu trúc, thiết kế, vị trí, nội ngoại thất, tình trạng cũ hay mới,…
Cuối cùng, tình trạng hiện tại của căn nhà sẽ tác động không nhỏ đến mức giá và giá trị của nó trong tương lai. Vì vậy, bạn cũng nên kiểm tra các chi tiết nhỏ khác.
Tình trạng pháp lý
Những vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý luôn gây ra nhiều sự trở ngại và phức tạp khi mua bán nhà đất. Việc cần làm đầu tiên là bạn nên kiểm tra tình trạng sổ đỏ, cần phải chắc chắn rằng tài sản mà bạn định mua có sở hữu sổ đỏ thực tế hay không.
Kiểm tra tính pháp lý
Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra tình trạng thế chấp của căn nhà. Nếu tài sản đó đang trong tình trạng thái cầm cố, theo quy định tại điều 313 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận cầm cố phải có trách nghiệm bảo quản, giữ gìn tài sản; không được thực hiện giao dịch mua bán, trao đổi, tặng cho, dùng tài sản cầm cố để thực hiện nghĩa vụ khác.
Nếu bạn muốn mua đất, hãy xem thửa đất đó thuộc loại hình nào. Tại Việt Nam hiện nay có ba loại hình đất, trong đó có: Nhóm đất phi nông nghiệp. nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất có mục đích sử dụng khác. Mỗi nhóm đất đều sở hữu quy định pháp lý riêng biệt cũng như việc quy hoạch sử dụng.
Tranh chấp
Tranh chấp đất đai là những tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với hai hoặc nhiều bên trong mối quan hệ đất đai. Khi một tài sản hoặc một khu đất đang ở trong trạng thái bị tranh chấp bởi nhiều bên khác nhau, bạn sẽ gặp rủi ro cao nếu cố gắng mua nó. Nếu bạn chấp nhận rủi ro để mua, hãy theo dõi xem bên nào sẽ là người thắng kiện.
Tránh mua những bất động sản có tranh chấp
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”.
Như vậy, chỉ xảy ra tranh chấp với đối tượng là người có quyền sử dụng đất mới bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.
Xem thêm:
– Hướng dẫn cách kiểm tra sổ đỏ và sổ hồng thật – giả
– Định nghĩa đất nông nghiệp, đất thổ cư và chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Đảm bảo quyền riêng tư và trung thực trong giao dịch
Khi giao dịch xảy ra, việc đảm bảo quyền riêng tư của các bên có vai trò cực kì thiết yếu. Với vai trò là người mua, bạn cũng cần để phía bên bán có sự riêng tư nhất định trong việc thỏa thuận hợp đồng, đặc biệt khi đang có tình trạng “sốt” đất.
Sự trung thực trong giao dịch cũng có vai trò quan trọng không kém. Tuyệt đối đừng cố gắng che giấu thông tin. Giao dịch bất động sản ở bất cứ đâu cũng được xây dựng dựa trên nền tảng là sự tin tưởng. Khi bạn không có điều này, quá trình mua bán sẽ phải đối mặt rất nhiều trở ngại.
Xem thêm:
– Cần làm gì khi giá nhà đất tăng cao?
– Cần chuẩn bị gì để vay tiền ngân hàng khi mua nhà?
– Quy định tách sổ đỏ mới nhất ở TP HCM, Long An, Bình Dương
Bởi: Định Phạm