Dự án khu dân cư Đại Nam do Công ty Cổ phần Đại Nam (của đại gia Huỳnh Uy Dũng, tức Dũng “lò vôi”) làm chủ đầu tư. Vào tháng 6/2018, dự án này được UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 1094/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.

Dự án Khu dân cư Đại Nam, Bình Phước

Phối cảnh dự án Khu dân cư Đại Nam, Bình Phước

Phối cảnh nội khu dự án Khu dân cư Đại Nam, Bình Phước

Dự án được tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13, ấp 3, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, đoạn qua thị trấn Minh Hưng, cách Ủy ban nhân dân xã Minh Hưng chưa đến 2 km, cách trung tâm thị trấn Chơn Thành 6 km và cách TP.HCM khoảng 100 km. Bên cạnh đó, dự án còn nằm cạnh các khu công nghiệp (KCN), điển hình như KCN của Tập đoàn Cao su quy mô 350 ha, KCN Hàn Quốc, KCN Hải Vương (Công ty Hải Vương) quy mô 500 ha, KCN Bàu Bàng 5.500 ha, khu Công Nghiệp Becamex 5.000 ha …

Ngoài ra, công trình còn nằm gần các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, Đường Hồ Chí Minh tạo thành một giao lộ có khả năng kết nối và có tiềm năng phát triển dồi dào.

Xét về quy hoạch, dự án Khu dân cư Đại Nam có tổng diện tích lên đến hơn 96 ha với 2.459 căn nhà phố và biệt thự, 4 trường mẫu giáo và 1 trường THPT, quy mô gần 12.000 cư dân. Cụ thể:

– Phần diện tích đất có 481.897,79 m2 để xây nhà phố và biệt thự thì trong đó, đất nhà phố chiếm 231.989,24 m2, còn lại là đất ở biệt thự.

– Khu nhà ở xã hội rộng lên đến 96.517,1 m2.

– Đất giáo dục chiếm diện tích là 2.265,8 m2.

– Hệ thống giao thông khu dân cư được bố trí thành ô bàn cờ, được quy hoạch trên nền đất rộng 323.249,46 m2.

– Đất hạ tầng kỹ thuật gồm trạm xử lý nước thải và trạm điện với diện tích khoảng 6.239 m2.

– Đất cây xanh là 25.653,36 m2.

Cận cảnh khu dân cư Đại Nam, Bình Phước

Trong một buổi phỏng vấn diễn ra vào cuối tháng 11/2018, ông Huỳnh Uy Dũng có chia sẻ: “Vào khoảng giữa tháng 12-2018 hạ tầng sẽ hoàn chỉnh, hệ thống điện chiếu sáng cũng sẽ hoàn tất trước Tết Nguyên đán. Theo kế hoạch, trong vòng 3 tháng kể từ khi hoàn tất giao dịch, người mua sẽ tiến hành ra công chứng ký để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thêm vào đó, khoảng đầu năm 2019 chúng tôi sẽ khởi công xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo, chợ… để phục vụ cho cư dân, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng khi dân cư chuyển về sinh sống”.

Trong khoảng thời gian đó, dự án khu dân cư Đại Nam đã có giấy tờ pháp lý đầy đủ và có giá bán mỗi lô đất từ 650 triệu đồng/nền. Theo những cư dân sống gần đó cho biết, tình hình hoạt động mua bán tại dự án diễn ra sôi nổi vào tháng 9 -10/2019 và hầu hết các lô đất bên trong dự án đều đã có chủ.

Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược với những dự định của ông Dũng. Hiện tại, sau 3 năm triển khai nhưng dự án vẫn trở nên hoang vắng, không một bóng người cho dù hầu hết các tuyến đường nội bộ bên trong đã được trải nhựa. Hệ thống cây xanh, lưới điện đã gần như hoàn thiện.

Tình trạng hiện tại khá trái ngược so với sự kỳ vọng

Khung cảnh nhìn từ trên cao xuống dự án

Dự án trở nên trống vắng

Khung cảnh đìu hiu so với kì vọng

Dự án trở nên hiu hắt sau 3 năm triển khai

Ngoài ra, công trình trung tâm thương mại tại nơi này đã xây dựng thô đến tầng thứ 2. Đây cũng là công trình hiện hữu duy nhất của dự án và sau khi xây xong, chúng cũng lâm vào tình trạng bị bỏ hoang.

Trong khi hạ tầng được đầu tư và xây dựng khá bài bản thì dự án phục vụ cho cư dân như trường học, bệnh viện, nhà ở xã hội… lại hoàn toàn tỷ lệ nghịch với hạ tầng cơ sở. Điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng cơ sở hạ tầng bị hỏng hóc và xuống cấp trầm trọng nếu không có người ở.

Hiện nay, một số đoạn vỉa hè trong đường nội khu của dự án đã bị xuống cấp một phần, tiện ích cây xanh chết héo, phế liệu chồng chất, cỏ dại phủ kín gần 100 ha các lô đất. Tại nhiều khu vực, đất đá còn đổ ngổn ngang.

Cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng

Thực trạng nhếch nhác do không có cư dân sinh sống.

Một số đoạn vỉa hè bị xuống cấp, tiện ích cây xanh chết héo, phế liệu chất đống.

Cỏ khô mọc đầy dự án

Trung tâm thương mại là công trình duy nhất tại dự án

Xung quanh dự án vẫn còn những cánh đồng cao su

Dự án Trung tâm khám chữa bệnh bị hủy sau sự cố với ông Võ Hoàng Yên

Tình trạng heo hút, trống vắng, không có người đến ở tại khu dân cư này là do sự phát triển chưa đồng bộ của các cơ sở hạ tầng, tiện ích phục vụ đời sống cư dân.

Khoảng cách từ huyện Chơn Thành tới TP.HCM khoảng 80 km, cách Bình Dương khoảng 60 km tính từ vị trí của Minh Hưng. Điều này tạo nên sự khó khăn trong việc thu hút một lượng dân cư về khu vực này.

Hơn nữa, dự án này nằm sát nhiều khu công nghiệp, đa số là công nhân, đối tượng thu nhập thấp nên việc mua nhà ở đây gần như là bất khả thi. Tờ báo “Thương trường” trích lời một người dân sống cạnh dự án này cho rằng: “Những người mua dự án này chủ yếu là nhà đầu tư ở Bình Dương, TP.HCM thôi vì giá đất cao, còn đối với người có nhu cầu ở thì không đủ tiền mua”.

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *