Dựa vào báo cáo Chỉ số PAPI 2020, tình trạng di cư đang trở thành mối quan tâm của nhiều người ở Việt Nam bởi nhiều lý do. Trước hết, nhiều người di cư vì tìm kế sinh nhai. Việc di cư giữa các thành phố, tỉnh ngày càng phát triển rầm rộ trong thập niên vừa qua do Việt Nam đang trên đà phát triển nền kinh tế hỗn hợp, trong đó có các trung tâm đô thị lớn, các ngành dịch vụ phát triển thần tốc và sản xuất công nghiệp.

Ngày càng có nhiều người muốn nhập cư vào Bình Dương

Có 12/63 tỉnh, thành phố đang tiếp nhận một lượng lớn người nhập cư vào Bình Dương từ các tỉnh khác đến. Đây là số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 được chính thức công bố vào đầu năm 2020.

Có 6,48% số người bày tỏ mong muốn được di cư lâu dài ra khỏi địa phương họ đang sống. Đặc biệt, con số có tỉ lệ cao nhất muốn rời đi thuộc về các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Trong đó, số người ở Đắk Nông có đến 19% có nguyện vọng được rời đi nhiều nhất. Ngược lại, áp dụng cuộc khảo sát tương tự với  các nước khác, nhu cầu di cư của những người đang cư trú ở thành phố lớn chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn.

Số lượng công nhân tại các khu công nghiệp ngày một tăng

Theo các báo cáo tổng hợp, các tỉnh công nghiệp lớn như Đồng Nai, Bắc Ninh hay Bình Dương đang có tỷ lệ dân nhập cư vào tỉnh cao gấp 5 lần tỷ lệ xuất cư. Ở Bình Dương, tỷ lệ nhập cư lớn hơn xuất cư lên đến 204%. Địa phương này cũng “thăng hạng” ở vị trí thứ 6/63 tỉnh thành trong danh sách các địa phương có một lượng lớn người bày tỏ nguyện vọng di cư đến nhất. Những người nhập cư này cho biết họ chọn lựa Đồng Nai hay Bình Dương bởi đây là các “thủ phủ công nghiệp” trên toàn quốc.

Nhóm nghiên cứu PAPI nhận định rằng, cơ hội việc làm và đô thị hóa là hai yếu tố quan trọng thu hút người nhập cư đến từ các tỉnh khác. Tương tự với nhiều nước khác, đa số người di cư ở Việt Nam cũng muốn di chuyển tới các đô thị lớn hơn và các vùng phụ cận trong nước.

Bảng khảo sát “Chỉ số hiệu quả và hành chính công cấp tỉnh của Việt Nam – PAPI năm 2020”

Một lý do nữa cũng khiến vấn đề di cư trở nên “nóng hổi” được đề cập đến nhiều trong năm 2020 là tác động của biến đổi khí hậu. Những thông tin về khả năng biến đổi khí hậu tác động đến Việt Nam thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân sau khi các các phương tiện truyền thông công bố chính thức bản đồ dự báo tác động đến 2050. Những bản đồ này có khả năng mô hình hóa những vùng đất rộng lớn của Việt Nam, cụ thể là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có thể lâm vào tình trạng lụt lội vào năm 2050. Những dự báo về khả năng ngập lụt ở quy mô lớn có thể làm dấy lên sự lo ngại về làn sóng “tị nạn khí hậu”, đặc biệt là ở các trung tâm đô thị lớn ở Việt Nam.

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *