Thị trường BĐS trong thời gian qua

Trong một diễn đàn tại Hà Nội gần đây, ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã đề cập đến những vấn đề của thị trường bất động sản. Theo ông, mặc dù đã có chính sách tháo gỡ khó khăn từ Nhà nước nhưng thị trường bất động sản hiện nay vẫn phải đối mặt với nhiều gian nan.

Dù bất động sản không phải là ngành chịu tác động trực tiếp từ đại dịch Covid-19 nhưng với bối cảnh hiện nay sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động đầu tư từ các thị trường khác tác động vào. Tiêu biểu nhất có thể nhắc đến giá vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian vừa qua, kéo theo giá thành đầu tư bất động sản tăng theo.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản

Các cơ chế về đất đai hiện vẫn chưa được tháo gỡ hẳn, dù cho các hoạt động đầu tư liên quan đến xây dựng đã được tháo gỡ hoàn toàn, nên các vấn đề về bàn giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng rất trắc trở. Trong khi đó, các chính quyền địa phương là những chính quyền mới, đang triển khai các chính sách mới tại địa phương, nên chưa có sự chuyển biến rõ rệt đến thị trường.

Ông Khởi cho biết, sự biến đổi của nền kinh tế trong nước và quốc tế đã góp phần ảnh hưởng đến thị trường BĐS cuối năm và khó khăn này có khả năng sẽ kéo dài ít nhất là đến hết năm 2022 mới có tác động lớn, khiến cho thị trường phát triển thuận lợi.

Ý kiến của chuyên gia về thị trường BĐS cuối năm

TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia kinh tế cũng khá lo ngại về kịch bản thị trường bất động sản trước tác động có quy mô lớn của làn sóng Covid-19. Dù trước đó, vị chuyên gia này đã từng có cái nhìn lạc quan nếu chương trình tiêm vaccine tại Việt Nam được thúc đẩy, tạo nên miễn dịch cộng đồng. 

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến vị tiến sĩ này phải “gióng lên hồi chuông” cảnh báo về chỉ số xấu liên quan các công ty địa ốc. Đặc biệt, vị chuyên gia này nhấn mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam ít tính toán đến trích lập dự phòng rủi ro trong trường hợp dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp.

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Trong khi đó, bà Đỗ Thị Thu Hằng – Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội cho biết, dù dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, nhưng bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn. Điều đó cho thấy kịch bản của thị trường bất động còn nhiều điểm sáng đáng kì vọng khi niềm tin vào kênh đầu tư này chưa bao giờ bị hạ thấp. Chưa kể, thị trường địa ốc cũng sẽ xuất hiện xu hướng mới, tích cực. 

Đối với góc nhìn của một doanh nghiệp bất động sản, ông Thân Thế Hà – Chủ tịch HĐTV An Khánh lạc quan cho biết, dù cho diễn biến khó đoán nhưng Covid-19 không thể kéo dài mãi được. “Tôi nghĩ là sẽ đến chu kỳ giảm xuống, lúc đó các vấn đề về hoạt động của doanh nghiệp địa ốc và khách hàng giống như một chiếc lò xo bị nén lâu, phải bung ra. Lúc đó, sẽ có sự thanh lọc rõ ràng, những nhà đầu tư bất động sản dài hạn mới có khả năng trụ lại, các hoạt động đầu tư ngắn hạn sẽ gian nan hơn”.

Ngoài ra ông Hà còn nhận định, các ý kiến, thay đổi chính sách, pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quy hoạch, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan đến Luật Đất đai, Luật Bất động sản ngày càng chặt chẽ và rõ ràng hơn, được định hướng là sẽ tiến tới sự minh bạch cho thị trường địa ốc. 

Thị trường BĐS cuối năm 2021

Theo ông, với những yếu tố trên, giai đoạn sau dịch bệnh sẽ có ảnh hưởng mới, mà hiện nay, xu thế phát triển bất động sản ở nước ta đang được ví von như “một người thanh niên đang ở độ tuổi trưởng thành rất nhanh” so với các nước đã phát triển. Rõ ràng, bất động sản cũng như một đứa trẻ dậy thì, phát triển nhanh với tiềm năng còn rất dồi dào ở phía trước.

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *