Có định hướng phát triển bất động sản bán lẻ cẩn trọng hơn

Theo nhận định của Savills Việt Nam, tuy phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng vẫn có nhiều nhà bán lẻ đang trong giai đoạn chuẩn bị kỹ càng cho định hướng tăng trưởng trong thời gian giãn cách này, và sự trỗi dậy mạnh mẽ của những trang thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Ngã sáu Phù Đổng

Đầu năm 2021, cuộc khảo sát ghi nhận thái độ của đa phần nhóm khách thuê đều tỏ ra kỳ vọng và có nhu cầu phát triển mạng lưới cửa hàng tại TP.HCM trong năm nay, đặc biệt là chú trọng vào thời điểm khai trương rơi vào 3 tháng cuối năm gồm tháng 10, 11, 12 cho kịp mùa lễ hội cao điểm. Do đó, tình trạng chào thuê trong nửa đầu năm 2021 khá nhộn nhịp để theo kịp mục tiêu của hãng.

Tuy nhiên, bối cảnh giãn cách xã hội từ đầu tháng 6 đến nay làm cho các cửa hàng đã thi công xong nhưng phải dời ngày khai trương, tiếp tục bị lâm vào thế bị động chờ đợi cho đến chính Chính phủ dỡ bỏ lệnh giãn cách, cho phép cửa hàng mở cửa trở lại. Điều này gây tác động không nhỏ đến kế hoạch bán hàng, hàng tồn khi và đội ngũ nhân viên không tận dụng được nguồn lực.

Quản lý bộ phận cho thuê mặt bằng bán lẻ, Savills Việt Nam – bà Trần Phạm Phương Quyên nhận định: “Dự kiến sau thời gian dỡ bỏ giãn cách, những khu mua sắm mất tối thiểu 3 tháng để hồi phục lượng giao thông mua sắm. Người tiêu dùng và nhà bán lẻ sẽ mất ít nhất 1 năm để lấy lại niềm tin và thị trường hoạt động ổn định như mức doanh thu 2019. Trong thời điểm này, những gian hàng mới không thể tổ chức sự kiện nhưng vẫn tiếp tục bán hàng và thúc đẩy quảng cáo trực tuyến”.

Con đường Thủ Khoa Huân trở nên vắng vẻ

Bà Quyên cũng chia sẻ: “Sau giai đoạn thử thách, không ít thương hiệu đã xác định lại chiến lược phát triển kỹ càng hơn, chọn địa điểm và kiểm soát chi phí chặt hơn. Chẳng hạn như ngân sách cho mặt bằng thuê nhà hàng hay quán cà phê trước đó có thể đạt từ 20 – 30% doanh thu cho những mặt bằng có vị trí đắc địa thì nay chỉ có 10 – 16% để duy trì hiệu suất”.

Vẫn có nhiều dư địa để phát triển

Nhận định về sự thay đổi về giá thuê mặt bằng trong những tháng cuối năm 2021, bà Quyên cho biết: “So với giai đoạn thịnh vượng trước đây, khi hợp đồng thuê hết hạn sẽ chốt được giá thuê mới tăng từ 8 – 10% nhưng nay giá thuê có thể được giữ nguyên hay giảm từ 20 – 30%. Tỷ lệ tăng giá bình quân mỗi năm giảm từ 8% xuống còn 5%, làm tổng giá trị một chu kỳ thuê của bất động sản thương mại giảm mạnh mẽ”.

Tình trạng thực tế tại TP.HCM ghi nhận nhiều mặt bằng trống đã được những nhãn hàng mạnh tài chính nhảy vào chọn những vị trí đắc địa như Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi… và được chủ đầu tư giảm giá thuê 30% so với mặt bằng chung của khu vực vào 2020, thời gian thi công được kéo dài từ 60 – 90 ngày so với thời điểm trước đó chỉ có tối đa 30 ngày cho một bằng từ 100 – 150 m2.

Trung tâm thương mại Saigon Centre

Trong trung tâm thương mại lớn thì chủ đầu tư có động thái đồng hành nhiều hơn với khách thuê bằng cách giảm giá thuê từ 20 – 50% tùy thuộc vào ngành hàng có những tháng thấp điểm, thậm chí miễn phí tiền thuê.

Có một khảo sát do Savills tổ chức với một số nhóm bán lẻ về kinh hoạch kinh doanh tiếp theo trong 2022, kết quả ghi nhận có sự điều chỉnh nhưng vẫn khá tích cực, hứa hẹn quy mô kinh doanh vẫn được phát triển.

Trong thời điểm này, đơn vị Savills cũng nhận được khá nhiều yêu cầu về tìm kiếm đối tác hợp tác, mặt bằng để bước vào thị trường đến từ ngành hàng chăm sóc sức khỏe, gym từ Singapore với mục tiêu mở 10 chi nhánh. Điều này cho thấy những nhà bán lẻ đang trong quá trình chuẩn bị cho chiến lược thâm nhập thị trường trong thời gian giãn cách này và bất động sản bán lẻ vẫn còn khá khả quan trong tương lai.

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *