Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường bất động sản công nghiệp và logistisc vẫn được ghi nhận bởi những tín hiệu hết sức lạc quan trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khi mức giá thuê nhà xưởng, đất, kho bãi tăng mạnh mẽ.

Hàng loạt thương vụ đầu tư “khủng”

Trong 7 tháng đầu năm nay, TP.HCM ghi nhận thêm một dự án bất động sản logistic “khủng” tại KCN Tân Phú Trung (thuộc huyện Củ Chi) được đầu tư bởi BW Industrial đến từ Hà Lan. Tại đây, tập đoàn này đã đầu tư 80,6 triệu USD để triển khai xây dựng kho bãi cho thuê và dịch vụ logistic vào Công ty TNHH BW Tân Phú Trung với quy mô 146.387 m2.

Một tập đoàn khác là SEA Logistics Partners (SLP) đến từ Singapore đang cùng đối tác kinh doanh dự kiến “đổ” 1 tỷ USD để phát triển những dự án bất động sản logistic trong 4 năm nữa tại Việt Nam. Hiện đơn vị này đã thu gom được 700.000 m2 của 5 khu đất đều thuộc những thị trường chủ chốt là TP.HCM và Hà Nội.

Tập đoàn BW Industrial đến từ Hà Lan

Gần đây nhất có một doanh nghiệp là Emergent VN Logistics Development Pte. Ltd (Singapore) đã được nhà nước cấp phép triển khai đầu tư 34,1 triệu USD vào dự án Trung tâm Logistics ECPVN Sài Gòn 1.

Ông John Campbell, đảm nhận chức vụ Trưởng bộ phận Bất động sản Công nghiệp Savills Việt Nam cho biết, tại Bắc Ninh, Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương có tỷ lệ lắp đầy tại những KCN đạt 89 – 99%, hiện đất trống còn rất hạn chế, giá thuê có đà tăng từ 5 – 10%/năm. Điều này cho thấy nhu cầu thuê nhà xưởng, kho bãi, đất ngày càng tăng cao.

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại điện tử trong tình trạng phức tạp của dịch Covid-19 cũng khiến bất động sản công nghiệp và logistics liên tục thu hút được dòng vốn đầu tư quốc tế, qua đó góp phần thúc đẩy nhu cầu đầu tư kho bãi tại nước ta tăng trưởng mạnh mẽ.

Khẩn trương mở rộng dự án bất động sản công nghiệp

Hiện nay, TP.HCM là khu vực có lượng xuất khẩu hàng hóa và tốc độ phát triển của thương mại điện tử cao gấp hai lần mức trung bình toàn quốc. Vì vậy, thành phố thông qua đề án đầu tư phát triển ngành logistic trong đoạn 2021-2030, chú trọng đầu tư 723 ha của 7 trung tâm logistic. Ví dụ như: Trung tâm Logistics Tân Kiên (huyện Bình Chánh); Khu Công nghệ cao (TP. Thủ Đức)…

UBND TP.HCM cho biết, đến năm 2020, thành phố dự kiến có 23 KCN, khu chế xuất với quy mô 5.921 ha.

Khu Công nghệ cao (TP. Thủ Đức)

Đến nay, thành phố đã có 19 KCN, khu chế xuất đã có quyết định thành lập trên các quận huyện với quy mô 4.546 ha, tương đương 77% quy mô diện tích quy hoạch đã đề ra.

Trong đó, có 17 KCN, khu chế xuất đã chính thức đi vào hoạt động. 1.830 ha là quy mô đất xây dựng công nghiệp,xí nghiệp đã cho thuê, đạt tỷ lệ lấp đầy là 72%.

Các KCN chưa hoàn chỉnh pháp lý sử dụng đất nhưng lại có quyết định thành lập, bao gồm: Lê Minh Xuân 2, Phong Phú, Vĩnh Lộc mở rộng…

Các KCN nằm trong danh sách quy hoạch KCN nhưng chưa có quyết định thành lập, gồm có: Xuân Thới Thượng, Vĩnh Lộc 3, Bàu Đưng….

Tính tới thời điểm hiện tại, các KCN, khu chế xuất đã thu hút được 1.652 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 11,49 tỷ USD. Cụ thể, có 556 dự án có vốn đầu tư quốc tế, vốn đăng ký là 6,63 tỷ USD. 1.096 dự án có có vốn đầu tư nội địa, với số vốn đăng ký là 4,86 tỷ USD.

TP.HCM đầu tư vào lĩnh vực logistic

Khu công nghệ cao có đến 913 ha diện tích đất tự nhiên,UBND TP.HCM đã thông qua những đồ án quy hoạch 1/2000 và quy hoạch chung. Hiện tại, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao đã giao lại đất, cho thuê 524 ha cho 127 dự án, đạt tỷ lệ 57% tổng diện diện tích của Khu công nghệ cao.

Ban Quản lý các Khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM sẽ có sự phối hợp với các cơ quan ban ngành chức năng rà soát lại quỹ đất nhằm mở rộng lĩnh vực công nghiệp theo định hướng phát triển đến năm 2030, trong đó định hướng đầu tư KCN mới Phạm Văn Hai với quy mô 668 ha đạt tiêu chuẩn cao và gia tăng tính cạnh tranh phù hợp với các công ty ứng dụng công nghệ hiện đại.

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *