Theo dữ liệu từ báo cáo của Bộ Xây dựng, trong 6 tháng đầu năm nay, bất động sản vùng ven Hà Nội có những chỉ số tăng trưởng mạnh mẽ. Tiêu biểu có thể kể đến một số khu vực lân cận như Bắc Ninh (20%), Hưng Yên (26%), Hòa Bình (46%)…

Bất động sản vùng ven Hà Nội

Cú hích từ nhu cầu sở hữu thực

Trong vài năm gần đây, xu hướng sở hữu cho mình những căn nhà vườn làm nơi nghỉ ngơi cuối tuần ở những vùng ven Hà Nội như Sóc Sơn, Hòa Bình, Ba Vì… ngày càng trở nên phổ biến. Nhận thấy được ngách của thị trường, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực địa ốc đã tập trung vào phát triển các dự án có quy mô lớn.

Theo quan sát của nhiều chuyên gia, nhà đầu tư tìm về những khu vực gần bởi hệ thống giao thông liên vùng của Hà Nội ngày càng được cải thiện, các dự án ven đô cũng được đầu tư quy hoạch bài bản và đem về cơ hội sinh lời tốt.

Nhà vườn được tận dụng làm nơi nghỉ ngơi cuối tuần

Tiêu biểu như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình… ngày càng thu hút các nhà đầu tư hơn do quỹ đất dồi dào, không khí thoáng đãng, hòa mình với thiên nhiên. Đặc biệt, hệ thống giao thông Hà Nội – Hòa Bình, Láng – Hòa Lạc, Cao tốc Hà Nội – Vĩnh Phúc, Quốc lộ 21, Quốc lộ 32… được trùng tu và nâng cấp tạo nên cú hích mạnh cho bất động sản vùng ven đô “lột xác”.

Theo quan sát của anh Minh Chiến – một môi giới khu vực Hoà Bình nhận xét, mặc dù thị trường BĐS đầu năm 2021 bị tác động khá lớn từ đại dịch Covid-19 nhưng các dự án tại địa phương vẫn phát triển ổn định với tỷ lệ chốt giao dịch khá cao. Phần lớn khách đều quan tâm đến các dự án thuộc huyện Kim Bôi, Lương Sơn… nhờ liên kết giao thông thuận lợi, nhanh chóng. Nhu cầu tập trung vào loại hình đất nền, biệt thự, liền kề… với mục đích sở hữu ngôi nhà thứ hai và đầu tư homestay phục vụ nghỉ dưỡng cuối tuần hay các dịp lễ Tết – có thể di chuyển dễ dàng để tận hưởng tiện ích và nghỉ ngơi thư giãn.

Hòa Bình – Thị trường bất động sản ven Hà Nội đầy tiềm năng

Cách Hà Nội chỉ 1 giờ đi xe, Hòa Bình đang trở thành một trong những nơi lý tưởng của thị trường bất động sản ven đô với nhiều ưu thế về khí hậu, thiên nhiên, hạ tầng giao thông…

Trong thời gian qua, Hòa Bình đã và đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ nhằm phát triển kinh tế: Hòa Lạc – Hòa Bình, Hòa Bình – Mộc Châu, đường kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 12B đi Quốc lộ 1, cầu Hòa Bình 3… Đặc biệt, tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc sườn núi phía Đông của tỉnh qua các huyện Lương Sơn – Kim Bôi – Lạc Thủy – Yên Thủy đã được quy hoạch, góp phần cải thiện liên kết vùng cho tỉnh miền núi Tây Bắc.

Tuyến đường Hòa Bình – Mộc Châu

Ngoài ra, Hòa Bình tiếp tục triển khai nhà máy thủy điện Hòa Bình phát triển tại khu vực cảng Ba cấp; nâng cấp tuyến đường lên cảng Ba cấp, mở rộng trùng tu đường tỉnh 435 đi qua các xã Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong) và xã Suối Hoa (Tân Lạc) với chiều dài là 24,8 km.

Do có được nhiều ưu thế vượt trội, tính đến cuối năm 2020, tỉnh Hòa Bình có 592 dự án đầu tư, trong đó có 40 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký 575,6 triệu USD và 552 dự án trong nước với tổng mức đầu tư đăng ký khoảng 108.550 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Hòa Bình cũng tập trung nhiều dự án bất động sản quy mô do các tập đoàn lớn tham gia đầu như: Trung tâm thương mại của Tập đoàn Vingroup, 07 dự án thương mại do Tập đoàn T&T Group đã và đang nghiên cứu, các dự án của FLC, Geleximco, Phương Đông Group…

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *