Lời khuyên từ nhà đầu tư BĐS
Câu chuyện đầu tư BĐS trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh được ông Lê Quốc Kiên đem ra phân tích, mỗi nhà đầu tư sẽ có mục tiêu khác nhau, có người muốn bảo toàn số tiền của mình, cũng có người lại muốn thắng lớn trong nghịch cảnh.
Một số người chọn mua đất nền ở xa
Trong giai đoạn 2021 – 2023, nhà đầu tư này quan sát và thấy rằng, một số nhà đầu tư BĐS cần bảo đảm tính an toàn nên họ sẽ có xu hướng chọn những sản phẩm BĐS có khả năng thanh khoản dễ dàng, nhanh chóng. Điều này phải đảm bảo được hai yếu tố, đó là có thể dùng ngay và có pháp lý minh bạch, rõ ràng. Ví dụ như chung cư, nhà phố, nhà xưởng có thể cho thuê hay ở ngay… Những sản phẩm này được ngân hàng cho vay trên 70% giá mặt bằng chung.
Đối với những sản phẩm giúp các nhà đầu tư “ngược sóng làm giàu” nhanh như: Đất nền ở xa mua xong không dùng ngay mà chờ thời điểm được giá, BĐS hình thành trong tương lai (pháp lí còn sơ hở), BĐS nghỉ dưỡng đang dư cung – thiếu cầu… sẽ thích hợp với các đối tượng có tiền nhàn rỗi, không bận tâm đến đòn bẩy ngân hàng và có thể để khoản tiền này ít nhất trong các năm 2023 – 2024.
Dự báo thị trường BĐS cuối 2021 – 2024
Nhà đầu tư lão luyện này dự báo thị trường nhà đất vẫn chưa thể phục hồi trước tháng 2/2022. Sau 2 năm bị tác động bởi Covid-19, nhà đầu tư và người mua nhà có khả năng tài chính hạn hẹp đã gần như cạn kiệt. Nhất là những khoản mua BĐS mà phải dùng vốn vay từ ngân hàng thì có nguy cơ mất cân đối dòng tiền, từ đó rơi vào nhóm nợ xấu và phải nhanh chóng bán cắt lỗ thu hồi vốn để trả ngân hàng.
Ngoài ra, những sàn giao dịch BĐS, các môi giới BĐS có khả năng tài chính và chưa đủ tốt đã “ngã gục” trước thời điểm nay. Lúc đó, những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn sẽ cân nhắc bảo vệ túi tiền, chỉ đổ tiền nếu thực sự gặp được “kèo thơm” chứ không tranh giành đội giá như khi nóng sốt. Bên cạnh đó, ngân hàng bắt đầu có động thái dè chừng khi cấp vốn vay cho BĐS.
Ngân hàng bắt đầu có động thái dè chừng khi cấp vốn vay cho BĐS
Tuy vậy, những điều trên xảy ra đều không đồng nghĩa với việc thị trường nhuốm màu xám xịt. Ở đâu đó vẫn có một số lượng nhà đầu tư, chủ đầu tư hay môi giới BĐS… hưởng lợi do BĐS tăng giá.
Theo dự đoán, từ tháng 2/2022 đến hết năm 2022, nhiều nhà đầu tư sẽ thu về nguồn tiền trú ẩn, đầu cơ từ BĐS để cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo ông Kiên nhận định, khi kinh tế “lao đao”, các công ty sẽ không hoạt động hết công suất mà chỉ ở mức cầm chừng, nguồn vốn dư chưa sử dụng cho công ty sẽ đem đi đầu tư BĐS thay vì để trong ngân hàng. Khi kinh tế vực dậy, họ sẽ cần vốn để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, sau vài năm phát triển và tiền được rót nhiều vào BĐS, lúc này lại phát sinh ra một nghịch lý: Chủ doanh nghiệp nào cũng sở hữu tài sản và BĐS nhưng lại không có nhiều tiền để vực dậy hoạt động sản xuất do hình thức hoạt động kinh doanh chính không tạo ra lợi nhuận trong một khoảng thời gian dài và BĐS thì có thanh khoản kém.
Thị trường BĐS có thể phục hồi vào năm 2024
Theo ông Kiên dự đoán, đến 2023 thì hoạt động sản xuất mới ổn định, tiền thặng dư từ những nguồn thu nhập bắt đầu khởi sắc. Qua đến 2024, thị trường BĐS sẽ phục hồi.
Theo vị chuyên gia BĐS này, hiện tại quá trình miễn dịch cộng đồng đang có nhiều chuyển biến khả quan. Chúng ta có khả năng tự sản xuất vaccine và nhập những lô vaccine mới về để đảm bảo cho kế hoạch tiêm chủng.
Ông Lê Quốc Kiên nhấn mạnh: “Dịch bệnh sẽ chưa chấm dứt hẳn trong vài năm tới, về lâu dài, các nhà đầu tư BĐS, doanh nghiệp, người dân nên chuẩn bị tâm thế sống chung với Covid-19 để có thể ứng phó với các tình huống có thể xảy ra”.
Xem thêm:
– Các dấu hiệu tích cực cho thị trường BĐS trong đại dịch Covid-19
– Nhà đầu tư đổ tiền vào khu vực nào để có lãi trong mùa dịch?
Bởi: Định Phạm