Kế hoạch triển khai Vành đai 3 TP.HCM

Công văn được Ban Quản lý dự án gửi Sở Giao thông vận tải vào chiều ngày 03/8, nhằm có đánh giá cụ thể và tiếp tục thực hiện các đầu việc tiếp theo. Trước đây TP.HCM được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thông qua dự án này.

Sơ đồ tuyến Vành đai 3 TP.HCM

Theo nhận định từ TCIP, Vành đai 3 TP.HCM hiện đang được nghiên cứu đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), buộc phải bổ sung thêm thủ tục, điều này có thể khiến chậm trễ nếu trình cho Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại cuộc họp thứ 2, dự kiến sẽ xảy ra vào tháng 10 năm nay. Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải cần nhanh chóng hoàn thiện báo cáo Chính phủ trình Quốc hội chấp thuận sẽ thu gọn được thủ tục, thích hợp với quy hoạch dự án trước đây.

Vành đai 3 có chiều dài hơn 90 km, đi qua các tỉnh thành như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM. Sau 10 năm được Thủ tướng thông qua, toàn tuyến hiện nay chỉ có mỗi đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (Bình Dương) có chiều dài 16 km đã hoàn thành. Gần đây nhất là dự án thành phần 1A có tổng chiều dài khoảng 9 km, thuộc đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch đã được chấp thuận và xác định được nguồn vốn đầu tư.

Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) vừa triển khai nghiên cứu tiền khả thi, giai đoạn hoàn thành tuyến Vành đai 3 TP.HCM với quy mô lên đến 8 làn cao tốc, vận tốc 100 km/h. Cụ thể, giai đoạn đầu sẽ ưu tiên làm 4 làn với vận tốc đạt 80 km/h. Việc bàn giao giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện ngay từ lúc này với quy mô hoàn thiện toàn tuyến đường.

Các dự án thành phần của Vành đai 3 TP.HCM

Trong giai đoạn đầu, Vành đai 3 sẽ được chia thành 2 dự án thành phần theo kế hoạch. Cụ thể, dự án thành phần thứ nhất sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng, triển khai đường song hành (bao gồm các tuyến nối) và hạ tầng kỹ thuật đi kèm. Dự án được chia ra 4 hợp phần nhỏ, từng đoạn tương ứng sẽ đi qua các tỉnh thành.

Công trường cao tốc Bến Lức – Long Thành đoạn đi qua sông Thị Vải (Đồng Nai) hồi tháng 2.2021

Dự án thành phần thứ hai sẽ làm tuyến chính là cao tốc với quy mô 4 làn xe, có tổng chiều dài hơn 76 km, bao gồm các nút giao. Dự án cũng được chia thành 3 hợp phần nhỏ, bao gồm: Đoạn Quốc lộ 22 – Bến Lức, Bình Chuẩn – Quốc lộ 22 và Tân Vạn – Nhơn Trạch. Trong đó, đoạn từ Tân Vạn đến Bình Chuẩn đã được triển khai giải phóng mặt bằng và thực hiện làm tuyến song hành để cải thiện khả năng khai thác, sau khi hoàn thiện mới bắt tay làm cao tốc.

Số kinh phí đầu tư trong giai đoạn đầu khi chưa tính lãi vay là 82.600 tỷ đồng, trong đó dự án thành phần một chiếm hơn 51.700 tỷ đồng và dự án thành phần hai chiếm 33.000 tỷ đồng. Cụ thể, các tỉnh thành là cơ quan có thẩm quyền đầu tư vào dự án thành phần một bằng ngân sách, trong khi dự án thành phần hai được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).

UBND TP.HCM được Bộ Giao thông Vận tải chỉ định là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện tất cả phần đường cao tốc. Qua đó, nếu nghiên cứu cho tất cả phần đường cao tốc được đầu tư theo hình thức BOT sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Ðoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn thuộc đường Vành đai 3 đã khai thác

Vành đai 3 TP.HCM là một trong những dự án trọng điểm, tạo sự liên kết giữa các vùng và tăng trưởng kinh tế, xã hội cho Vùng kinh tế phía Nam. Trong tháng 5/2021, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã có buổi làm việc với bộ ngành và địa phương, yêu cầu các bên phối hợp chặt chẽ thực hiện khép kín tuyến đường này đến 2025 và đề Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn các đơn vị liên quan lập phương án nghiên cứu tiền khả thi. Trong quá trình thực hiện nếu có gặp những vướng mắc về pháp lý có thể Chính phủ sẽ trình báo Quốc hội nhằm thúc đẩy tiến độ.

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *