Thành phố Thủ Đức đã chính thức được thông qua sau gần 2 năm chính quyền TP.HCM xúc tiến xin thành lập Thành phố Thủ Đức (hay Thành phố phía Đông) trực thuộc thành phố hiện hữu. 

Tổng quan lịch sử thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức gồm 3 quận: quận 2, quận 9 và Thủ Đức

Vùng đất Thành phố Thủ Đức có truyền thống lịch sử lâu đời, với nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Năm 1911, quận Thủ Đức thuộc tỉnh Gia Định; năm 1975 đổi thành huyện Thủ Đức thuộc TP Sài Gòn – Gia Định; năm 1976 là huyện trực thuộc TP HCM. Năm 1997, ba quận mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Thủ Đức gồm quận 2, quận 9, quận Thủ Đức. Ba quận này có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP HCM và các tỉnh đông nam bộ. 

Sau hơn 20 năm phát triển, 3 quận trên đạt được những kết quả quan trọng với nhiều thành tựu vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, hạ tầng cơ sở có nhiều phát triển. Nhiều cơ sở kinh tế, giáo dục đào tạo, hạ tầng mới được hình thành. Nhiều dự án bất động sản mới mọc lên với tiềm năng phát triển cao tương tự như tiềm năng dự án của Phúc An Ashita.

Mục tiêu xây dựng và chức năng của khu đô thị sáng tạo

Phối cảnh khu đô thị sáng tạo Thành Phố Thủ Đức

Mục tiêu là để xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như các khu đại học (đào tạo bậc cao), Khu công nghệ cao (sản xuất tiên tiến), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và kinh doanh).

Ngoài ra, khu vực này có hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đã và đang được hoàn thiện như Xa lộ Hà Nội, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng…

Do đó, việc sáp nhập 3 quận và hình thành thành phố phía Đông để trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế, với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của TPHCM và vùng Đông Nam bộ.

Ngoài ra, theo Sở Nội vụ, việc quy hoạch khu đô thị sáng tạo, tương tác phía Đông thành phố cũng phù hợp với định hướng phát triển không gian Vùng TPHCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 và các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 1/8/2018 về Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời, Thành phố Thủ Đức được định hướng thành 6 trọng điểm sáng tạo, bao gồm Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Trường Thọ, Tam Đa, Đại học Quốc gia và Khu công nghệ cao. Sự phân cụm này tập trung vào việc phát triển có trọng tâm và chọn tiếp cận hình thành các khu đô thị trước.

Xem thêm: bất động sản dự án Phúc An Ashita tiềm năng.

Quy mô của Thành phố Thủ Đức 

Thành phố Thủ Đức được thành lập bởi 3 quận với quy mô cực kỳ lớn mạnh

Việc Thủ Đức lên thành phố dựa trên 3 nền tảng là Khu công nghệ cao quận 9 (nơi tập trung các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước về khoa học, công nghệ), Đại học Quốc gia ở Thủ Đức (nơi đào tạo đại học, nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học với 15 trường đại học trên 100.000 sinh viên) và trung tâm tài chính ở Thủ Thiêm quận 2. Với 10% dân số và diện tích, đây được cho là vùng động lực phát triển của thành phố, ước tính đóng góp 30% GDP của TP HCM, tương đương 4-5% GDP cả nước.

Sau khi sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính là thành phố phía Đông trực thuộc TPHCM, có tiêu chuẩn quy mô dân số hơn 1 triệu người, diện tích tự nhiên gần 212 km2.

Theo ý tưởng quy hoạch của Sasaki, Thành phố Thủ Đức trong tương lai sẽ có 6 trung tâm quan trọng gồm: Trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm; Khu thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Trung tâm công nghệ cao Sài Gòn; Trung tâm công nghệ giáo dục (Đại học Quốc gia TP HCM); Khu công nghệ sinh thái Tam Đa và Khu đô thị tương lai Trường Thọ.

Quy hoạch hạ tầng giao thông đỉnh cao của Thành phố Thủ Đức trong tương lai

Hạ tầng giao thông của Thành phố Thủ Đức trước đó đã có những bước tiến vượt trội

Những năm gần đây, phía Đông Tp.HCM luôn là nơi được tập trung đầu tư hàng loạt công trình giao thông lớn. Trong tổng số nguồn vốn 350.000 tỷ từ 2010 đến nay dành cho hạ tầng giao thông thì có đến 70% nằm ở các dự án khu vực này. 

Theo đề án phát triển hạ tầng giao thông của Tp.HCM từ 2021 đến 2030, nhu cầu vốn của Tp.HCM cần tới 852.500 tỉ đồng. Trong đó, có nhiều công trình hạ tầng lớn ở phía Đông sẽ tiếp tục được đầu tư như cao tốc Tp.HCM – Long Thành, nút giao An Phú, nút giao Mỹ Thủy, đường vành đai 3, cầu Cát Lái, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7km (đang xây dựng),…

Ngoài ra còn có Bến xe Miền Đông mới sắp đi vào hoạt động sẽ tạo thêm cú hích động lực phát triển của Thành phố Thủ Đức: Bến xe miền Đông là bến xe có quy mô lớn nhất cả nước với quy mô 16ha, lớn gấp 4 lần bến xe cũ. Có tổng vốn đầu tư lên đến 4.000 tỉ đồng. Bến xe miền Đông mới có tổng diện tích là 160.370,2m2 trong đó diện tích bãi đỗ ôtô chờ vào vị trí đón khách là 29.880m2, diện tích bãi đỗ xe dành cho các phương tiện khác là 21.000m2, diện tích phòng chờ của khách là 1.152m2.

Xem thêm:

Khởi công dự án tổ hợp Vincom Chơn Thành – Bình Phước

Trục đại lộ thương mại lớn nhất khu vực phía Nam

Thị trường bất động sản Bình Dương được săn đón nhất năm 2020

Bởi: Huỳnh Ngọc Luân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *