Theo báo cáo nửa đầu năm 2021, Sở Xây dựng TP.HCM đã liệt kê ra những quy định bất cập, chưa có sự nhất quán khiến việc kiểm soát các vi phạm trong hoạt động kinh doanh BĐS gặp trở ngại rất lớn. Sở cũng đưa ra 3 rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư và người mua nhà đất có thể mắc phải.

Nhiều người cùng mua chung một căn hộ

Một căn hộ được bán cho nhiều người

Đây là trường hợp chủ đầu tư hay các đơn vị phân phối bán một sản phẩm bất động sản cho nhiều khách hàng khác nhau. Điều này bắt nguồn từ “lỗ hổng” của những quy định cũ nằm trong Luật Nhà ở 2005, Nghị định 90 do nhà nước công bố năm 2006 nhằm cho chủ đầu tư có nhiều quyền quyết định phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật, huy động nguồn vốn, báo cáo nghiệm thu hoàn thiện công trình…mà không qua sự kiểm duyệt của nhà nước.

Rủi ro bất động sản: Dự án chưa hoàn thiện pháp lý

Đây là trường hợp chủ đồng tư thuyết phục người mua đặt cọc, giữ chỗ, hứa hẹn dự án có khả năng mua bán…trong khi thực tế dự án vẫn chưa hoàn thiện pháp lý đầy đủ, điều này xảy ra rất nhiều trên thị trường. Dựa vào khoản 2, điều 55 nằm trong Luật Kinh doanh BĐS 2014, trước khi đủ điều kiện bán hoặc cho thuê mua nhà hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có động thái gửi công văn đến ban ngành quản lý nhà ở cấp tỉnh thông báo về việc nhà ở đủ điều kiện được bán.

Dự án chưa hoàn thiện pháp lý

Tiếp đó, cơ quan quản lý sẽ xem xét công trình và hồi đáp về việc chủ đầu tư có đủ điều kiện bán nhà hay không trong vòng 15 ngày, cơ quan này cũng sẽ đề cập lý do rõ ràng nếu chưa đủ điều kiện. Trái lại, thực tế ghi nhận nhiều chủ đầu tư đã tự ý bỏ qua bước này, cố ý không trình diện hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

Các tình huống thực hiện giao kết hợp đồng dưới phương thức giữ chỗ, đặt cọc, đăng ký…đều bắt nguồn từ việc bán nhà hình thành trong tương lai không đủ điều kiện huy động dòng vốn. Qua đó, chủ đầu tư không sử dụng vốn để triển khai xây dựng nhà ở cực kì phổ biến.

Giấu nhẹm thông tin khi bán nhà

Nhiều doanh nghiệp phát triển dự án, hợp tác đầu tư và kinh doanh, môi giới bất động sản đã ký hợp đồng giao dịch mua bán nhà với các khách hàng. Tuy nhiên, họ lại không công khai rõ ràng hay chưa minh bạch về các thông tin của dự án. Đây được xem là hành vi bị nghiêm cấm được đề cập trong Luật Kinh doanh Bất động sản.

Sở Xây dựng thừa nhận rằng các quy định pháp luật liên quan đến bất động sản, quy hoạch đô thị, đầu tư chưa được đồng bộ. Nhiều dự án đang bị kiểm tra và rà soát lại kỹ càng thủ tục pháp lý. Qua đó, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và giải quyết chậm trễ hồ sơ cũng xuất hiện ở các cơ quan ban ngành. Để khắc phục điều này, nhà nước cần có biện pháp điều chỉnh và tháo gỡ những bất cập trong các thủ tục về xây dựng, quy hoạch đô thị, đất đai, nhà ở và đầu tư.

Ém nhẹm thông tin dự án

Để giảm thiểu những rủi ro bất động sản như trên, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM gia tăng các hoạt động công bố thông tin pháp lý các dự án nhà ở giúp người dân cảnh giác với các hoạt động kinh doanh trái với quy định pháp luật.

Công an TP.HCM cũng được Sở Xây dựng kiến nghị đơn vị này nên có động thái điều tra sát sao những mặt tiêu cực của thị trường địa ốc nhằm xử lý nghiêm các sai phạm, phối hợp với UBND TP.HCM để có hướng giải quyết phù hợp, giúp ổn định an ninh kinh tế và trật tự trên toàn xã hội.

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *