Sau đây là 10 xu hướng nổi bật mà bạn nên lưu ý trong quý 4 của năm 2021.

Xu hướng bất động sản: Dịch chuyển về vùng ven

Nếu như trước đó, thành phố hay đô thị lớn là nơi luôn có sức nóng và sở hữu giá thuê đắt đỏ, các nhà đầu tư cạnh tranh để có thể sở hữu bất động sản tại đây với kỳ vọng thu về cho mình tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy vậy, xu hướng này hoàn toàn thay đổi vào năm nay.

Nhiều người muốn sống ở vùng lân cận các đô thị lớn

Hiện nay, gần như mọi người đang có động thái dịch chuyển những khu vực vùng ven TP.HCM bởi muốn có thêm không gian sống và sự riêng tư khi ở nhà do giãn cách xã hội trong một khoảng thời gian dài.

Xu hướng này được ghi nhận là đang tăng mạnh mẽ bởi rất nhiều người đang phải làm việc từ xa. Trước khi dịch bùng phát, hầu hết mọi người đều không muốn đi một quãng đường khá xa hay tốn quá nhiều thời gian đi lại nên họ chọn thành phố để thuận lợi sinh sống và làm việc. Nhưng nay thì người ta không còn phải bận tâm đến chuyện đi làm nữa nên việc chọn sống ở một khu vực vùng ven có diện tích rộng lớn hơn được nhiều người ưu tiên chọn lựa.

Số lượng nhà mới sụt giảm

Tuy có nguồn cung hạn chế và nhu cầu lớn nhưng các doanh nghiệp xây dựn vẫn tác tác động do chi phí vật liệu xây dựng cao đột biến và sự thiếu hút nguồn lực lao động. Trước đó, số lượng nhà mới theo ghi nhận cũng đã có sự sút giảm đáng kể bởi phải giãn cách xã hội trong bối cảnh phức tạp của dịch bệnh, nhiều đơn vị không được cấp phé xây dựng và không thể triển khai do có lệnh phong tỏa.

Giá thành nguyên vật liệu leo thang liên tục khiến giá bán nhà cũng bị đẩy lên, tạo gánh nặng lớn cho người mua khi phải vay thế chấp và chủ đầu tư cố gắng bán hàng để có vốn xoay vòng. Trái lại, điều này có vẻ thuận lợi hơn cho các người chủ xây nhà cho thuê, đặc biệt là cho thuê theo phương thức linh hoạt.

Lãi suất vay ngân hàng duy trì ở mức thấp

Lãi suất thế chấp vẫn ở mức thấp

Nhiều nước trên thế giới tiếp tục ghi nhận lãi suất vay ngân hàng vẫn ở mức thấp nhất từ trước tới nay, khiến việc sử dụng dòng tiền đổ vào BĐS vào lúc này vô cùng thích hợp. Tuy vậy, điều này chỉ hợp lý với những nhà đầu tư có khả năng tài chính mạnh thay vì tận dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính.

Xu hướng này được dự đoán là sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Các chuyên gia cho rằng tỷ giá sẽ không tăng cho đến 2022, điều này tạo nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư mua nhiều nhà đất hơn để ở hay đầu tư nhằm hưởng mức thanh toán mỗi tháng thấp hơn.

Mức lương tăng không kịp với giá nhà

Tốc độ tăng lương bị bỏ lại khá xa so với tốc độ tăng như vũ bão của giá nhà, một vài khu vực tại Mỹ như San Diego, Los Angeles, Orange County và Harris có mức tăng giá nhà vượt mặt mức tăng lương của cư dân. Tại Việt Nam, người dân ở TP.HCM và Hà Nội nếu muốn mua một căn hộ tầm trung cũng phải mất xấp xỉ 30 năm mới có đủ tiền tiết kiệm mua nhà.

Điều này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vì trong thời gian tới, vẫn còn rất nhiều người phải đi thuê nhà thay vì mua được nhà.

Cơn sốt nhà ở dần hạ nhiệt

Giá nhà tăng khiến nhiều người rời bỏ thị trường

Nhu cầu lớn khiến hàng loạt người mất nhiều thời gian cân nhắc, đắn đo khi cố gắng tìm nhà ở với mức giá dễ chịu. Trong khi đó, thị trường địa ốc không ngừng leo thang và gần như không xuất hiện nhà giá rẻ. Điều này khiến nhiều người từ bỏ ý định mua nha, rời khỏi thị trường dẫn tới cơn nóng sốt dần hạ nhiệt.

Ngoài ra, các chính sách và quy định pháp luật của nhà nước trong việc quản lý và kiểm soát giá nhà đang được triển khai khá hiệu quả, góp phần bình ổn thị trường.

Xu hướng bất động sản: Khách hàng ưu tiên nhà nhỏ

Ai cũng muốn có một ngôi nhà lớn có đầy đủ tiện nghi và không gian sống rộng rãi trong thời điểm dịch bệnh. Tuy nhiên, có một số người chỉ có đủ tiền để mua những ngôi nhà có diện tích nhỏ hơn do họ không đủ chi phí để có thể “gánh” nổi một căn nhà lớn, đi kèm với đó là những hạng mục khác phải chi trả như sửa chữa, mua sắm đồ, trang trí nội thất và một số khoản phí khác.

Nhà được bán khá chậm so với lúc trước

Khi các nước dỡ bỏ lệnh hạn chế và dần mở cửa, cơn sốt nhà ở trở nên hạ nhiệt. Điều này khiến thời gian bán nhà được kéo dài hơn so với lúc xảy ra cơn sốt trong thời điểm bùng dịch. Tại Mỹ ghi nhận thời gian trung bình để bán một ngôi nhà mất tới 38 ngày sau khi niêm yết, dài hơn từ 1 – 2 tuần của thời điểm trước đó. Nhờ vậy, điều này tạo cơ hội cho người mua có thêm thời gian để thương lượng với người bán, nhất là các căn nhà có mức giá tốt nhưng chưa bán được.

Nhà được bán chậm hơn so với trước đó

Các xu hướng bất động sản trên thị trường luôn biến đổi theo nhiều yếu tố, đặc biệt là với sự phức tạp và khó lường của dịch bệnh Covid-19. Song thị trường cũng là nơi tạo ra kẻ thắng và người thua. Do đó, sẽ là một ý tưởng không tệ khi nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư trên nhiều lĩnh vực địa ốc, qua đó chia một phần tiền sang các quỹ hưu trí, bảo hiểm nhân thọ hay cổ phiếu để giảm thiểu rủi ro.

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *