Tiến độ thực hiện cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Ban quản lý dự án ghi nhận tiến độ dự án tính đến cuối tháng 6/2021, hai tỉnh thành Đồng Nai và Bình Thuận đã bàn giao mặt bằng cho dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được 98,77/99 km (đạt tỷ lệ 99,7%); giải ngân công tác giải phóng mặt bằng đạt 2.621,27/3.077,64 tỷ đồng (đạt 85,17%). Ông Nguyễn Văn Huấn – Phó Giám đốc ban quản lý dự án Thăng Long chia sẻ, hiện đang huy động 69 mũi thi công ở 4 gói thầu xây lắp, sản lượng thi công đến tháng 7 được ghi nhận khoảng 10%, tương ứng với số số đầu tư 584 tỷ đồng.

Trên công trường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết (thuộc gói thầu XL03)

Đoạn cao tốc qua địa phận Đồng Nai còn kẹt 3 trụ điện cao thế, đang được Bộ Công thương phê duyệt dự án thiết kế. Bên cạnh đó, 24 vị trí đường dây trung thế đang thực hiện quy trình lựa chọn đối tác nhà thầu, hiện có 30 vị trí đường điện hạ thế và hệ thống cáp viễn thông chưa được dời đi.

Khó khăn trong quá trình xây dựng cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết

Nhìn chung, các gói thầu đều đảm bảo được đúng tiến độ, chỉ có một gói thầu bị chậm trễ do thiếu nguyên vật liệu đắp đất. Ngoài ra, do đang trong mùa mưa nên tiến độ triển khai dự án cũng bị tác động không nhỏ.

Điều đáng bàn luận ở đây là nguồn vật liệu đất đắp cực kì khan hiếm, nhà thầu không thể nào mua được đất để thi công do chưa khai thác được các mỏ đất theo hồ sơ thiết kế, đặc biệt ở tỉnh Đồng Nai chưa có quyết định được sử dụng, chỉ mới nằm trong dạng quy hoạch.

Bãi đúc bêtông dầm cầu, cống của dự án được xây tạm bên cạnh công trường thi công cao tốc sẽ giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển.

Mặc dù Ban quản lý dự án đã có Công văn đề nghị địa phương có giải pháp hỗ trợ để có nguồn đất đắp cho dự án nhưng đến nay vẫn chưa thấy có động tĩnh gì về vấn đề này. Nguyên nhân là các bên vẫn chưa có cơ hội ngồi lại với nhau bàn bạc để tháo gỡ vướng mắc bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Còn một nguyên nhân khác nhập nhằng nữa là trong bán kính 50 km của dự án không có mỏ đất đã có phép, trong khi địa phương lại quả quyết rằng vật liệu đất đắp vẫn có trên thị trường.

Vào đầu tháng 7, gói thầu XL-03 đoạn qua huyện Xuân Lộc, Đồng Nai thực hiện 3 mũi thi công đổ cấp phối đá dăm, gồm có: Mũi 1 tại km54+000, mũi 2 km59+000, mũi 3 km63+500, hiện tại đã thi công được hơn 2 km đá cấp phối.

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên nhiều kỹ sư, công nhân buộc phải tuân thủ theo phương châm “3 tại chỗ”, sinh hoạt ngay tại công trình. Qua đó, thực hiện nghiêm túc các công tác phòng chống dịch bệnh của nhà nước.

Khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vật liệu đất đắp nền K95, K98

Trước sự xuất hiện của mùa mưa cùng với dịch bệnh kéo dài, đơn vị thi công vẫn ưu tiên thực hiện các hạng mục ít bị ảnh hưởng như đúc dầm bê tông, tập kết vật liệu đá, cấu kiện bê tông đúc sẵn, đúc ống cống…Bên cạnh đó, phải có sự chuẩn bị triển khai các hạng mục kế tiếp khi đã có đủ nguồn vật liệu, thời tiết thuận lợi và dịch bệnh được khống chế.

Nằm trong dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng chiều dài 99 km đi qua Đồng Nai và Bình Thuận được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A.

Số vốn đầu tư cho dự án là 12.577,5 tỷ đồng, vận tốc thiết kế là 120km/h, giai đoạn phân kỳ với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng mặt đường 25 m. Giai đoạn hoàn chỉnh được triển khai với quy mô 6 làn xe, bề rộng mặt đường lên đến 32,5 m.

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *