Tìm hiểu về các loại hình shophouse
Shophouse khối đế
Là căn hộ được xây dựng tại tầng đế của những tòa chung cư, có quy mô từ 1 – 2 tầng, chỉ có niên hạn sử dụng trong 50 năm.
Shophouse thấp tầng liền kề
Thường được tọa lạc tại những trục đường phố, khu vực dịch vụ, thương mại, nằm ở những khu vực được quy hoạch, có quy định tương tự những căn biệt thự. Căn nhà được cấp quyền sử dụng đất lâu dài theo quy định của Luật Đất đai.
Shophouse thường tọa lạc tại những trục đường phố lớn.
Tiềm năng khi đầu tư shophouse
Tuy xu hướng đầu tư shophouse chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng mô hình này lại nhanh chóng nằm trong các danh mục ưu tiên đầu tư của nhiều người vì 3 lý do chính sau đây:
Đầu tiên, shophouse có lợi thế sở hữu mô hình tích hợp giữa kinh doanh và nhà ở. Điều này giúp chủ nhân căn shophouse có thể giảm đáng kể chi phí thuê địa điểm kinh doanh và địa điểm ở, chi phí di chuyển hay vận hành đến mức tối đa.
Thứ hai, vị trí của các căn shophouse thường được đặt tại khu đô thị lớn, được nghiên cứu và quy hoạch bài bản, có lượng dân cư lớn sinh sống tại đó. Số lượng dân cư này có thể là tệp khách hàng tiềm năng cho mục đích kinh doanh của những nhà đầu tư.
Điều cuối cùng là số lượng các căn shophouse cực kì hạn chế, chỉ chiếm từ 2 – 5% trong tổng sản phẩm của một dự án, theo thống kê từ CBRE. Điều này góp phần thúc đẩy giá trị chuyển nhượng và cho thuê của nhà phố thương mại cao hơn hẳn so với các sản phẩm khác.
Cũng vì tiềm năng tăng trưởng còn khá lớn trong tương lai, các nhà đầu tư nên tìm hiểu và nắm chắc những kinh nghiệm sau để có thể tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh:
Phân tích tính thanh khoản
Shophouse có tính thanh khoản cao.
Shophouse được nhiều khách hàng ưa chuộng do sở hữu tính năng “kép” kết hợp giữa mô hình kinh doanh và nhà ở. Vì vậy, tính thanh khoản của phân khúc này là điều mà khách hàng luôn cân nhắc. Tiêu chí quan trọng nhất trong việc quyết định giá trị của những căn shophouse là tọa lạc tại vị trí đắc địa.
Do được xây dựng ở những trục đường lớn, mặt tiền đẹp, giao thông thuận lợi, lượng dân cư chiếm mật độ cao sẽ khiến tính thanh khoản của các shophouse này cao hơn các căn ở vị trí khác chỉ trong cùng một dự án, từ vài tỷ đến chục tỷ đồng.
Đánh giá tiềm năng kinh doanh
Bên cạnh yếu tố vị trí “vàng”, nhà đầu tư cũng xem xét đến tiềm năng kinh doanh, thông qua cách chọn lựa sản phẩm, dịch vụ, mô hình sao đáp ứng được nhu cầu của các cư dân trong dự án hay những người sống ở vị trí xung quanh, qua đó cũng bảo đảm tính cạnh tranh cao.
Chẳng hạn, khách hàng có thể tính toán quy mô kinh doanh dựa vào mật độ dân số trong dự án hay xác định rõ thị trường mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn dự án (trung cấp hay cao cấp…), điều này giúp đưa ra quyết định nên chọn lựa dịch vụ hay sản phẩm thích hợp.
Cân nhắc các rủi ro
Shophouse cũng có mặt hạn chế.
Bất cứ mô hình đầu tư nào cũng có ưu và nhược điểm, shophouse cũng không ngoại lệ. Các nhà đầu tư nên chú ý một vài điểm sau:
Chiếm vốn đầu tư nhiều: Mức giá của những căn shophouse sẽ cao hơn hẳn những căn hộ thông thường ít nhất 20%. Vì vậy, khách hàng nên ước lượng kỹ càng về khả năng sinh lời để đảm bảo số vốn mình đặt ra là xứng đáng và hợp lý.
Hạn chế về thời hạn sử dụng đất: Nhược điểm lớn nhất của loại hình shophouse chính là thời gian sử dụng chỉ có 50 năm. Tuy vậy, sau niên hạn 50 năm, chủ sở hữu có thể phố hợp với chủ đầu tư nộp đơn cho cơ quan ban ngành gia hạn quyền sử dụng đất.
Tiến độ bàn giao: Khách hàng nên nắm được thông tin về tiến độ thi công và thời gian bàn giao của mô hình nay bởi nếu các căn shophouse được xây dựng quá lâu sẽ tác động không nhỏ đến cơ hội kinh doanh và kế hoạch sinh lời của nhà đầu tư khi mua shophouse để kinh doanh.
Tìm hiểu thủ tục, pháp lý
Việc tìm hiểu và nắm được thủ tục, pháp lý là khâu cực kì quan trọng trong những giao dịch mua bán bất động sản. Đối với loại hình nhà phố thương mại, người mua nên chú ý những giấy tờ sau:
– Cam kết thời hạn bàn giao căn hộ shophouse.
– Quy định về việc gia hạn căn hộ shophouse.
– Điều kiện bàn giao nội ngoại thất, vật liệu…
– Quy định về việc mặt hàng sản phẩm hay dịch vụ được kinh doanh hợp pháp tại căn hộ shophouse.
– Thỏa thuận giá giao dịch của căn hộ shophouse.
– Thương lượng chi phí quản lý vận hành, phí điện nước, dịch vụ, tiện ích đi kèm…
Dự án shophouse nổi bật ở Bình Dương – Phúc An Garden
Shophouse Phúc An Garden.
Dự án shophouse Phúc An Garden (giai đoạn 1) được Công ty Trần Anh phát triển và phân phối, tọa lạc tại đường Thiếu Niên 3, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn và lực lượng lao động lớn do đó đây là khu vực kinh doanh sầm uất, sôi động.
Vị trí của dự án hưởng lợi từ việc giáp ranh với tỉnh Bình Phước và các khu công nghiệp (KCN): KCN Mỹ Phước, KCN Chơn Thành, KCN Becamex, KCN Bàu Bàng…Cũng vì vị trí thuận lợi nên cư dân dự án dễ dàng tiếp cận những khu vực lân cận thông qua một số tuyến đường huyết mạch như: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 13…
Lấy ý tưởng từ đại lộ sầm uất từ châu Âu, dự án được xây dựng 1 trệt 2 lầu với mặt tiền đường rộng lớn và giao thông đồng bộ. Vẻ ngoài những căn shophouse được thiết kế theo lối kiến trúc tân cổ điển kết hợp với khoảng xanh xen kẽ các dãy nhà. Với cách bố trí phù hợp, tầng trệt được sử dụng cho mục đích kinh doanh, tầng 2, 3 là khu vực riêng tư cho gia đình. Shophouse Phúc An Garden là ngôi nhà lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một nơi có thể kinh doanh cũng như đảm bảo được không gian sinh hoạt cho gia đình.
Xem thêm:
– Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư bất động sản
– Phân tích ưu điểm và nhược điểm của Shophouse – Nhà phố thương mại
Bởi: Định Phạm