Thị trường bất động sản hậu cần, công nghiệp tại APAC
Theo báo cáo mới nhất của JLL về lĩnh vực bất động sản hậu cần (logistic), công nghiệp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (gọi tắt là APAC), báo cáo này ghi nhận BĐS công nghiệp và lĩnh vực hậu cần sẽ nhận mức đầu tư tăng gấp đôi trong vòng 3 – 5 năm sau khi những nhà đầu tư phát triển thị phần một cách thần tốc. Doanh nghiệp này dự báo khối lượng đầu tư sẽ tiếp tục đà tăng trưởng từ 25 – 30 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2019 – 2020 lên đến 50 – 60 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2023 – 2025.
Dịch vụ logistic của Úc
“Chính việc thiết lập lại vị trí đặt nhà máy của các công ty cùng với sự thay đổi mạng lưới chuỗi cung ứng là hai nguyên nhân khiến thị trường logistic lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư”, ông Tom Woolhouse, đảm nhận chức vụ Giám đốc bộ phận Hậu cần và Công nghiệp châu Á Thái Bình Dương JLL nhận định.
Ông cho rằng các thương vụ đầu tư mới đều hướng đến các tài sản logistic chất lượng cao, cơ cấu khách thuê dịch chuyển sang nhóm công ty chiến lược, phần lớn dựa trên sự phát triển của thương mại điện từ và ứng dụng công nghệ hiện đại vào chuỗi cung ứng.
Ngoài các yếu tố kinh tế vĩ mô thuận lợi, việc dân số gia tăng cũng phần nào đẩy mạnh những thương vụ đầu tư vào bất động sản hậu cần, công nghiệp tại APAC tăng nhiệt. Theo dự kiến, dân số tại các khu vực đô thị của APAC sẽ tăng từ 41 triệu người/năm trong giai đoạn từ 2020 – 2025, cùng với đó là sự gia nhập của 760 triệu người vào tầng lớp trung lưu với mức tăng thu nhập là 4%/năm. Điều này càng thể hiện rõ nét tiềm năng phát triển mạnh mẽ đối với lĩnh vực hậu cần.
Báo cáo của JLL cũng ghi nhận, các quỹ hậu cần đã tăng gấp 2 lần tài sản được quản lý vào năm 2020 và dự kiến sẽ còn tăng tốc hơn nữa vào năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm nay, hàng loạt các thương vụ công nghiệp và hậu cần lớn được tiến hành giao dịch tại APAC. Tiêu biểu nhất là trường hợp doanh nghiệp hậu cần bất động sản ESR mua lại danh mục đầu tư Milestone của Blackstone tại các thủ đô lớn của nước Úc, danh mục này bao gồm 45 nhà kho và tài sản hậu cần.
Dịch vụ logistic của Hàn Quốc
Một số quỹ đầu tư bắt đầu tái cơ cấu danh mục đầu tư và gia tăng thêm tỷ lệ đầu tư tài sản logistic lên đến 40 – 50%. Theo dự kiến, khối lượng đầu tư này sẽ phát triển đáng kể ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Úc – những nơi có sẵn các kho hậu cần tân tiến. Dòng tiền đổ vào các nước này cùng với nhu cầu từ sự mở rộng của lĩnh vực thương mại điện tử sẽ góp phần bổ sung vào lợi nhuận và gia tăng sự cạnh tranh gay gắt đối với các loại tài sản khác.
Tiềm năng bất động sản hậu cần, công nghiệp tại Việt Nam
Ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc và Úc có bất động sản hậu cần tăng trưởng mạnh mẽ, Việt Nam cũng là quốc gia được đánh giá là tiềm năng khi thị trường thương mại điện tử bùng nổ nhất khu vực Đông Nam Á và dự kiến sẽ còn tiếp tục đà tăng trưởng ở lĩnh vực bất động sản hậu cần. Trong năm 2021, làn sóng bùng dịch lần thứ 4 đã khiến rất nhiều người phải ở nhà và làm việc từ xa, qua đó cũng thay đổi hành vi mua sắm từ truyền thống sang thị trường trực tuyến, các nhà cung cấp dịch vụ logistic và vận hành thương mại điện tử nước ngoài đang cố gắng chiếm lấy thị phần Việt Nam.
Theo ông Paul Fisher, đảm nhận vị trí Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho biết, hiện nay số lượng quỹ đầu tư tiếp cận phân khúc bất động sản logistic và công nghiệp tại Việt Nam đang ghi nhận chiều hướng gia tăng liên tục, kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt thương vụ giao dịch mua bán hay cho thuê quy mô lớn. Nhiều chủ sở hữu đang tận dụng phương thức này để giải phóng vốn đầu tư để cải thiện cơ sở vật chất và áp dụng các giải pháp hiện đại, công nghệ tiên tiến vào kho bãi và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.
Tiềm năng lĩnh vực hậu cần, logistic tại Việt Nam
Ông Paul Fisher có đánh giá, nếu so với những quốc gia khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, thị trường logistic tại Việt Nam vẫn còn hết sức sơ khai, thị trường phần lớn chỉ cung cấp những sản phẩm có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp và hầu hết phát triển tại tại các vị trí xa trung tâm. Nếu thị trường này muốn mở rộng thì phải cần một nguồn vốn đầu tư “khủng” vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, bên cạnh đó cũng được sự hậu thuẫn rất lớn từ Chính phủ. Với tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử và nhu cầu sản xuất rất lớn, thị trường kho bãi và công nghiệp Việt Nam sẽ còn tăng trưởng đến mức không tưởng trong nhiều năm sau.
Xem thêm:
– Đầu tư vào bất động sản logistic và công nghiệp tại châu Á sẽ tăng gấp đôi giai đoạn 2023-2025
Bởi: Định Phạm