Việc thiết kế một nhà xưởng sản xuất không phải là một chuyện đơn giản, nó đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng được dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, có phối cảnh trực quan và phù hợp với định hướng sản xuất và phát triển của công ty. Chính vì lẽ đó, cần phải có những nguyên tắc và quy trình triển khai sao cho hiệu quả nhất.
Nhà xưởng sản xuất thực phẩm.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm
Đối với những công trình sản xuất công nghiệp, công đoạn thiết kế, phân khu mặt bằng không những phải đảm bảo về giá thành phù hợp, hiệu năng, mà còn phải vận hành hiệu quả chu trình xử lý nước thải, rác triệt để, tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường.
Do đó, những giải pháp bố trí mặt bằng và chức năng riêng biệt của xưởng cần thỏa mãn các tiêu chuẩn và quy định cụ thể, nhằm tối ưu hóa khả năng sản xuất, và hạn chế phát sinh những tình huống không đáng có.
Các phương án kỹ thuật nên có
Dựa vào lĩnh vực hoạt động, nhu cầu sản xuất và số vốn đầu tư mà công ty cần có các phương án thiết kế thích hợp. Tuy vậy, những nhà xưởng sử dụng cho mục đích sản xuất thực phẩm đều cần những phương án kỹ thuật như:
Sơ đồ thiết kế trong nhà xưởng.
– Tuyệt đối không xây dựng xưởng ở những nơi tập trung dân cư với mật độ cao, các khu vực có nguy cơ cao bị ngập lụt.
– Nhà xưởng không được đặt ở những nơi ô nhiễm và có những hoạt động công nghiệp khác.
– Có giải pháp ngăn chặn sự nhiễm bẩn trong khi sản xuất.
– Mặt bằng được xây dựng sao cho tối ưu hóa nhất đối với công đoạn tẩy trùng, vệ sinh, bảo dưỡng thật thuận lợi, tránh bị ô nhiễm bên trong quá trình sản xuất.
– Chọn lựa cẩn thận nguyên vật liệu thi công xây dựng có độ bền, dễ vệ sinh và bảo trì, nhất là không độc hại khi tiếp xúc với các nguồn nguyên liệu khác.
– Có giải pháp kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ và bảo vệ thực phẩm an toàn, tuyệt đối không bị tiếp xúc với tác nhân bên ngoài.
Phân chia phòng ban và khu sản xuất
Nhà xưởng nhìn chung sẽ có nhưng khu vực chính như: Khu vực sản xuất, phòng ăn cho công nhân và khu vực văn phòng. Vì vậy, đơn vị thiết kế cần bài trí mặt bằng và phân chia không gian làm việc sao cho hiệu quả.
Bên cạnh vấn đề vệ sinh trong sản xuất được chú trọng thì còn những yếu tố khác như công nghệ giúp tối ưu năng suất cho phương án vệ sinh, chống ô nhiễm chéo những các khâu sản suất khác nhau trong quá trình sản xuất thực phẩm.
Về nguyên vật liệu lắp dựng nhà xưởng, nên ưu tiên chọn vật liệu bền chắc sao cho kết cấu xây dựng có thể thực hiện công đoạn bảo dưỡng khi cần sau này. Thiết kế tường, vách ngăn thẳng, nhẵn nhụi để tạo điều kiện cho công nhân thực hiện công việc.
Phân chia khu vực để đảm bảo môi trường làm việc cho công nhân.
Đối với sàn nhà, phải cẩn trọng chọn những nguyên liệu làm sàn thoát nước tốt và dễ dàng thao tác vệ sinh. Đối với trần thì nên chọn nguyên liệu hạn chế bám bụi, để tránh tình huống bụi có thể rơi vào trong quá trình sản xuất. Cửa ra vào và cửa sổ có thể lau chùi một cách thuận lợi, đặc biệt cửa sổ có trang bị lưới chống côn trùng hay bụi bẩn từ bên ngoài xâm nhập vào xưởng.
Có những thiết bị được bố trí ở những nơi phù hợp để điều khiển độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ. Cần có biện pháp chống dịch hại thâm nhập và khu trú trong xưởng.
Khu vực nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt của lực lượng lao động và văn phòng đều được thiết kế riêng biệt, không gộp chung với khu sản xuất. Điều này không những giúp môi trường làm việc của người lao động được bảo đảm, mà còn hạn chế được những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài vào nơi sản xuất.
Quy chuẩn về thông khí
Nhằm tạo điều kiện cho môi trường bên trong xưởng thoáng khí, hệ thống thông gió cần được trang bị sao cho kiểm soát được không khí bên trong, nhiệt độ một cách thuận tiện. Thông thường, đơn vị thiết kế sẽ chọn các phương án sau:
– Thông gió nhân tạo, gió được thông qua những hệ thống quá, tản nhiệt.
– Thông gió tự nhiên, gió được thông qua cửa sổ, giếng trời, những ô thông gió.
Việc này hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí một cách tốt nhất, nhiệt độ môi trường luôn được điều chỉnh một cách dễ dàng. Độ ẩm và mùi của thực phẩm có thể được kiểm soát nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng đối với lĩnh vực thực phẩm.
Tuân thủ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuẩn quốc tế
Để đảm bảo năng lực vận hành cũng như thành phẩm làm ra phải đạt chất lượng tốt nhất, nhà xưởng sản xuất thực phẩm cần thỏa mãn các tiêu chí quốc tế như sau:
– SQF
– IFS
– ISO 22000
– BRC
Tiêu chuẩn HACCP.
Và HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point System), đây là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, được Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) khuyến cáo các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm nên áp dụng tiêu chuẩn này. Đây là tiêu chuẩn chung được các doanh nghiệp quốc tế áp dụng ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. HACCP được khuyến cáo nên kết hợp điều kiện sản xuất GMP nhằm tối ưu hóa hiệu suất công việc cũng như nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm.
Một thiết kế phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn khiến cho quá trình vận hành trở nên suôn sẻ, hoạt động theo đúng mục đích ban đầu, hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường. Do đó, để đáp ứng được tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng sản xuất thực phẩm thì chủ đầu tư và đơn vị thiết kế nên trao đổi với nhau thật kỹ lưỡng về vấn đề này.
Xem thêm:
Bởi: Định Phạm