Hợp đồng cho thuê mặt bằng là như thế nào?
Tại Điều 472 trích từ Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định hợp đồng cho thuê mặt bằng là hợp đồng song vụ như:
“Hợp đồng thuê tài sản là sự thương lượng giữa hai bên, bên cho thuê đưa tài sản cho bên thuê sử dụng trong một thời gian, bên thuê phải có nghĩa vụ trả tiền thuê cho bên còn lại. Hợp đồng thuê nhà để ở thực hay dùng cho mục đích khác được triển khai theo đúng quy định được đề cập trong Bộ luật này, ngoài ra còn có Luật nhà ở và quy định khác có liên quan”.
Thực chất hợp đồng thuê mặt bằng cũng chính là hợp đồng thuê tài sản, vì vậy các điều luật chung liên quan đến hình thức này đều được đề cập trong Bộ Luật Dân Sự 2015 từ Điều 472 – 482 bao gồm những vấn đề như: Thời hạn thuê, giá thuê, cho thuê lại, giao tài sản, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng.
Hợp đồng cho thuê mặt bằng.
Bên cho thuê là người có đầy đủ pháp lý được ủy quyền cho thuê mặt bằng hay là chủ sở hữu, phải có trong tay những giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sở hữu mặt bằng hay giấy ủy quyền…
Bên thuê là cá nhân hay tổ chức có nhu cầu thuê mặt bằng.
Đối tượng được nhắc đến trong hợp đồng cho thuê mặt bằng là những bất động sản, ví dụ như đất, căn hộ, kiot, nhà cửa…
Những đối tượng này khi tiến hành cho thuê bắt buộc phải có giấy tờ đầy đủ tính pháp lý như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, công trình gắn liền với đất; thời hạn sử dụng còn hiệu lực; giấy tờ chứng minh không có kê biên, tranh chấp…
Mẫu hợp đồng cho thuê mặt bằng mới nhất
Bạn có thể tham khảo qua mẫu hợp đồng mới nhất ngay tại đây:
Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng cho thuê mặt bằng
Bên cho thuê:
– Có quyền cải tạo, trùng tu, nâng cấp mặt bằng trong thời gian cho thuê nếu được sự đồng ý từ bên thuê.
– Thương lượng với bên thuê về việc thay đổi hay điều chỉnh giá.
– Có quyền lấy lại mặt bằng khi kết thúc thời hạn thuê.
– Yêu cầu bên thuê trả tiền thuê mặt bằng đầy đủ, đúng thời hạn bên cạnh chi phí dịch vụ đi kèm đã được đề cập trong hợp đồng.
– Yêu cầu bên thuê thực hiện việc bồi thường thiệt hại, sửa chữa nếu có lỗi gây hư hại xuất phát từ bên thuê.
Bên thuê:
– Được phép tiếp tục thuê theo những điều kiện đã thương lượng trong hợp đồng cho dù chủ sở hữu mặt bằng kinh doanh thay đổi.
– Được ký gia hạn hợp đồng cho thuê nếu thời gian thuê hết hạn mà vẫn sử dụng mặt bằng với mục đích cho thuê cũ.
– Yêu cầu bên cho thuê cải thiện, sửa chữa mặt bằng nếu chúng bị hư hại và xuống cấp mà không phải lỗi từ bên thuê.
– Nhận mặt bằng kinh doanh cùng với đồ đạc, thiết bị, tiện ích đi kèm (nếu có) dựa trên sự thỏa thuận trong hợp đồng.
Bên thuê nên kiểm tra những điều khoản trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, khi thực hiện hợp đồng cho thuê mặt bằng, bên thuê cần cẩn trọng với những thứ sau:
– Xác định chủ sở hữu và người cho thuê là cùng một đối tượng (bao gồm danh tính, nơi thường trú, nơi ở…) hay có đủ pháp lý để ủy quyền cho thuê một cách hợp pháp hay không, nhằm tránh mạo danh hay lừa đảo.
– Cẩn thận kiểm tra tình trạng mặt bằng khi nhận, trong đó có tiền cọc, giá thuê, diện tích thuê mặt bằng, trang thiết bị…
– Nghiên cứu và xem kỹ những điều khoản trong hợp đồng, lập thành hai bản giống nhau trước khi ký kết để hạn chế tình huống tranh chấp, rủi ro có thể phát sinh sau này.
Rủi ro gặp phải khi không lập hợp đồng cho thuê mặt bằng
Nhằm bảo đảm trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan, vì vậy bắt buộc phải ký kết hợp đồng cho thuê mặt bằng. Những rủi ro sẽ phát sinh nếu hai bên không làm hợp đồng thuê:
Bên cho thuê không đủ khả năng bảo đảm quyền sử dụng mặt bằng, gây ra việc tranh chấp. Hoặc những vấn đề về tận dụng mặt tiền của mặt bằng hay bên cho thuê lấy lại mặt bằng mà không báo trước. Bên cho thuê tùy tiện tăng giá…
Các bên có thể gặp rủi ro nếu không ký hợp đồng.
Bên cho thuê có thể đối diện với rủi ro nếu bên thuê tự tiện xây dựng hay sửa chữa mặt bằng mà chưa nhận được sự chấp thuận từ bên cho thuê. Hay bên thuê làm đồ đạc hư hỏng, gây thiệt hại lớn, dừng việc thuê mặt bằng mà không cần báo trước cho bên còn lại…
Bên cạnh đó, hợp đồng thuê mặt bằng là sự thỏa hiệp giữa các bên, đó là bằng chứng để giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh.
Bởi: Định Phạm