Sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất tiết kiệm điều hành lần thứ 3 trong năm nay từ đầu tháng 10, các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh lãi suất tiền gửi với xu hướng giảm ở hầu hết kỳ hạn. Hàng loạt ngân hàng như BacABank, CBBank, DongABank, GPBank, NCB, OceanBank, PGBank, Saigonbank… đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống tối đa 4%/năm theo quy định của Ngân hàng nhà nước.Trước đó, nhóm ngân hàng này chủ yếu niêm yết lãi tiền gửi các kỳ hạn này ở mức trần 4,25%/năm.

Tổng quan lãi suất tiết kiệm trong những tháng cuối năm

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 9 của Công ty chứng khoán SSI vừa công bố cho thấy lãi suất tiết kiệm vẫn duy trì xu hướng giảm trong suốt tháng 9, đặc biệt ở các kỳ hạn dài, mức giảm từ 0,2 – 0,8 điểm %.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng mức giảm lãi suất đầu vào đã lên tới 1,2 – 2,4 điểm %, đưa lãi suất về mức rất thấp. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước vừa giảm một loạt lãi suất điều hành lần thứ 3 trong năm từ ngày 1-10. Ngoài ra, thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn ở trạng thái dư thừa nên lãi suất liên ngân hàng rất thấp.

Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, cầu vốn tín dụng của nền kinh tế giảm. Trong khi đó, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng, cao hơn cả tiền cho vay ra. Việc lãi suất cả tiền gửi và cho vay giảm là điều đương nhiên.

Lãi suất vay giảm sẽ giúp chi phí vốn của doanh nghiệp thấp đi, góp phần giúp giá thành của sản phẩm, dịch vụ giảm, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế đều mong muốn, nhất là bối cảnh khi kinh tế gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như hiện nay.

Thực sự các ngân hàng đang phải tìm mọi cách để cho vay với những khách hàng có nhu cầu vốn có khả năng trả nợ tốt. Nhiều người đặt vấn đề là ngân hàng đang thừa tiền nên cần phải giảm lãi suất cho vay xuống nữa. Vì lãi suất ở Việt Nam vẫn cao hơn mức mà nhiều nước đang áp dụng 2 – 3%.

Từ nay đến cuối năm, lãi suất huy động và cho vay được dự báo tiếp tục giảm nhẹ. Phải thấy rằng để có mức lãi vay như hiện nay 8 – 10%/năm, tức là giảm 1,5 – 2%/năm so với cùng kỳ năm ngoái, trước tiên lãi suất tiền gửi đã được các ngân hàng giảm liên tiếp nhiều đợt trong nửa năm qua. Hơn nữa, các ngân hàng đã phải cắt giảm mạnh chi phí, thậm chí giảm cả lợi nhuận để chia sẻ khó khăn cho khách hàng.

Đặc biệt, lãi suất cả hai chiều còn phụ thuộc vào biến số lạm phát. Lạm phát của Việt Nam dự báo năm nay đâu đó khoảng 3 – 3,5%, huy động tiền gửi ở kỳ hạn ngắn cũng sát mức này. Còn lãi suất cho vay thông thường là bằng lãi suất huy động cộng với 2 – 2,5%.

Lãi suất tiết kiệm tháng 10/2020 

Sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố giảm một loạt lãi suất điều hành áp dụng từ 1/10, nhiều ngân hàng ngay lập tức cũng đã điều chỉnh lãi suất ngân hàng tiền gửi từ tháng 10/2020.

Theo đó, đối với tiền gửi tiết kiệm online cũng có sự thay đổi nhẹ. Một số ngân hàng áp dụng biểu lãi suất tiền gửi online mới từ 1/10 gồm: Sacombank, VPBank, SHB, Nam Á Bank, Maritimebank, PVCombank, Eximbank, OCB, ACB, NCB… Số còn lại thì vẫn giữ nguyên biểu lãi suất cũ.

Tại ngân hàng VietinBank, từ ngày 1/10/2020, VietinBank áp dụng biểu lãi suất ở cả 2 hình thức là gửi trực tiếp tại quầy và gửi online. Tại hình thức gửi tiết kiệm online, ngân hàng này áp dụng lãi suất tiền gửi cao hơn 0,2 điểm % so với gửi tiết kiệm thông thường tại các kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng. Tuy nhiên, mức lãi suất ưu đãi 8%/năm tại kỳ hạn 13 tháng không được áp dụng tại hình thức gửi này.

Tại ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB), lãi suất tiết kiệm online từ 1/10 được điều chỉnh còn 4,00% áp dụng cho kỳ hạn 1-3 tháng, so với tháng 10/2020 giảm 0,25%/năm. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi online trong tháng 10 của SCB lại tăng tại các kỳ hạn 9 tháng là 7,20%/năm; 12 tháng là 7,50%/năm; 18 tháng là 7,65%/năm và 24 tháng là 7,65%/năm, so với tháng 9 thì lãi suất online mức cao nhất trong tháng 10 của ngân hàng này tăng hơn 1 điểm %.

 

Lãi suất tiết kiệm giảm ảnh hưởng như thế nào?

Chi phí vốn của doanh nghiệp giảm:

Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, cầu vốn tín dụng của nền kinh tế giảm. Trong khi đó, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng, cao hơn cả tiền cho vay ra. Việc lãi suất cả tiền gửi và cho vay giảm là điều đương nhiên.

Lãi suất vay giảm sẽ giúp chi phí vốn của doanh nghiệp thấp đi, góp phần giúp giá thành của sản phẩm, dịch vụ giảm, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế đều mong muốn, nhất là bối cảnh khi kinh tế gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như hiện nay.

Thực sự các ngân hàng đang phải tìm mọi cách để cho vay với những khách hàng có nhu cầu vốn có khả năng trả nợ tốt. Nhiều người đặt vấn đề là ngân hàng đang thừa tiền nên cần phải giảm lãi suất cho vay xuống nữa. Vì lãi suất ở Việt Nam vẫn cao hơn mức mà nhiều nước đang áp dụng 2 – 3%.

Từ nay đến cuối năm, lãi suất tiết kiệm và cho vay được dự báo tiếp tục giảm nhẹ. Phải thấy rằng để có mức lãi vay như hiện nay 8 – 10%/năm, tức là giảm 1,5 – 2%/năm so với cùng kỳ năm ngoái, trước tiền lãi suất tiền gửi đã được các ngân hàng giảm liên tiếp nhiều đợt trong nửa năm qua. Hơn nữa, các ngân hàng đã phải cắt giảm mạnh chi phí, thậm chí giảm cả lợi nhuận để chia sẻ khó khăn cho khách hàng.

Đặc biệt, lãi suất cả hai chiều còn phụ thuộc vào biến số lạm phát. Lạm phát của Việt Nam dự báo năm nay đâu đó khoảng 3 – 3,5%, huy động tiền gửi ở kỳ hạn ngắn cũng sát mức này. Còn lãi suất cho vay thông thường là bằng lãi suất huy động cộng với 2 – 2,5%.

Bên cạnh việc lãi suất tiết kiệm giảm thì song song đó lãi suất vay cũng giảm theo

Hàng loạt ngân hàng vừa thông báo giảm lãi suất cho vay mua nhà, trong đó có những ngân hàng hạ lãi suất xuống tối đa chỉ 6,49%/năm. Giới quan sát thị trường cho rằng đây chính là đòn bẩy cho thị trường bất động sản vượt khó mùa Covid, nhưng cái khó lại nằm ở việc thị trường thiếu dự án nghiêm trọng.

Theo khảo sát tại 5 phòng kinh doanh của các công ty bất động sản như Trần Anh Group, Phú Đông Group, Đại Phúc Group, Novaland thì có tới 70% khách hàng mua nhà chọn phương pháp vay vốn ngân hàng với mức vay từ 50% đến 70% giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, các khách hàng hầu như lo ngại trong việc vay mua nhà bởi lãi suất cho vay từ các ngân hàng khá cao và nếu vay mua nhà khách hàng sẽ khó khăn trong việc thanh toán lãi suất vay.

Tuy nhiên, tin vui cho người mua nhà đó là từ đầu tháng 9 vừa qua, hàng loạt các ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất cho vay mua nhà. Cụ thể, lãi suất thấp nhất thuộc về các ngân hàng nước ngoài như Ngân hàng Shinhan Bank Việt Nam…. với mức lãi suất chỉ 6,49 – 8,8%/năm đối với các khoản vay từ 1 đến 3 năm. Nhóm lãi suất vay mua nhà trung bình thuộc về nhóm các ngân hàng trong nước như MB Bank, VIB, BIDV, VietcomBank, HSBC… mức lãi suất giao động từ 7,7-10%/năm cho những khoản vay từ 1 đến 3 năm đầu, tùy các ngân hàng. Như vậy, so cùng kỳ năm 2019 thì mức lãi suất đã giảm từ 1,5 – 2%/năm. Vì vậy, các ngân hàng quyết định chọn bất động sản là ngành tốt nhất để kích cầu cho vay vì khoản vay này rủi ro thấp cũng như mức vay sẽ lớn.

Khi lãi suất vay giảm đồng nghĩa lãi suất tiết kiệm cùng giảm, từ đây tạo ra xu hướng người dân rút tiền ngân hàng mua bất động sản để là kênh trú ẩn an toàn làm của để dành bởi tâm lý người Việt đa phần là chọn bất động sản là tài sản lâu dài. Chính vì vậy, khi lãi suất vay giảm thì người mua nhà sẽ giảm nhẹ áp lực trả lãi, có lợi cho cả nhà đầu tư và người mua để ở. Đối với người đầu tư họ sẽ tiếp tục đầu tư dài hạn chứ ko bán lúa non để giá trị bất động sản tăng cao, người mua để ở cũng mạnh tay hơn, khi 1 dự án nhiều người mua để ở ít nhà đầu tư thì giá trị dự án càng tăng nhanh.

Xem thêm : Ngân hàng nào hỗ trợ vay dự án Phúc An Garden?>>

Bởi: Nguyễn Phạm Thiên Ân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *