TP.HCM đề xuất chia nhỏ dự án thành phần Vành đai 3

Đây là nội dung Công văn được UBND Thành phố gửi đến Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (đơn vị nghiên cứu tiền khả thi dự án do Bộ Giao thông Vận tải chỉ định) và chính quyền địa phương các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương (nơi tuyến Vành đai 3 đi qua) nhằm khẩn trương hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Đề xuất tách nhỏ thành các tiểu dự án sẽ tạo điều kiện cho các tỉnh triển khai một cách chủ động.

Vành đai 3

Trước đây theo như kế hoạch thì việc giải phóng mặt bằng, xây dựng đường song hành (trong đó có những tuyến nối) bên cạnh hạ tầng kỹ thuật được gộp chung vào một dự án thành phần Vành đai 3 thuộc giai đoạn 1 với tổng kinh phí đầu tư xây dựng dự kiến là 51.700 tỷ đồng. Ngoài việc đề xuất được chia nhỏ thành các tiểu dự án thì TP.HCM cũng muốn các tỉnh khác chịu trách nhiệm chính những công trình của tuyến Vành đai 3 đi qua địa phận, bao gồm cả triển khai xây dựng đường song hành và giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh.

Tuyến Vành đai 3 TP.HCM 

Tuyến Vành đai 3 đi qua khu vực TP.HCM có tổng chiều dài hơn 47 km. Ở giai đoạn đầu, nguồn vốn cho việc triển khai thực hiện đường song hành, có cả khâu giải phóng mặt bằng dự kiến sẽ tốn 28.800 tỷ đồng. Đoạn đi qua Đồng Nai có chiều dài 11,3 km có kinh phí đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng. Hai đoạn còn lại đi qua địa phận Long An và Bình Dương có tổng chiều dài là 33 km, tương ứng với kinh phí đầu tư xây dựng hơn 21.300 tỷ đồng.

Nhằm cải thiện tính kết nối và tạo đà phát triển cho KCN Ông Kèo (Đồng Nai), TP.HCM cũng khuyến khích các địa phương đề xuất ý kiến trong việc đầu tư xây dựng tuyến nối từ Vành đai 3 đến KCN nói trên, cũng như đoạn nối đến nút giao Thủ Đức (thuộc Thành phố Thủ Đức). Nguồn vốn đầu tư triển khai các tuyến nối này dự kiến là 8.300 tỷ đồng.

Một phần đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn – thuộc Vành đai 3

Vành đai 3 TP.HCM có chiều dài hơn 90 km, đóng vai trò thiết yếu trong liên kết và tăng trưởng kinh tế, xã hội cho Khu kinh tế trọng điểm miền Nam. Tuyến đường được thiết kế với quy mô 8 làn xe cao tốc và đường song hành hai bên. Tuy đã được thông qua cách đây 10 năm nhưng hiện nay toàn tuyến chỉ có 16 km của đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (Bình Dương) đã được đi vào sử dụng.

Trước đây, TP.HCM được chỉ định phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải thống nhất hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Để kịp thời trình báo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 10 sắp tới, TP.HCM đã đề nghị các địa phương như Long An, Đồng Nai, Bình Dương khẩn trương đưa ra ý kiến về hồ sơ báo cáo này, qua đó đề xuất hướng giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn…giúp thúc đẩy tiến độ dự án.

Bởi: Định Phạm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *