Tỉnh Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nhanh về giao thông vận tải vượt trên 15%/năm, trong đó kể cả số lượng các phương tiện vận tải đường bộ. Bình Dương còn là tỉnh phát triển nhanh về dân số và xã hội, do sự tăng nhanh về phát triển công nghiệp đang thúc đẩy quá trình thu hút lao động từ các địa phương khác trong cả nước. Dân số Bình Dương hiện nay là 1,4 triệu người và dự báo đến năm 2020 sẽ là 1,8 – 2 triệu người. Với hơn 27 khu công nghiệp mới đang được xây dựng và lấp đầy tại khu vực Bắc Bình Dương từ 5000 – 7000ha, GDP tỉnh liên tục tăng trong nhiều năm liền trên 15%, trong đó công nghiệp tăng trên 25%.

Do vậy việc phát triển đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn là mạch giao thông chiến lược của tỉnh, xuyên suốt cả khu công nghiệp mới và cảng biển (Thị Vải, Cái Mép..), cảng container (cảng Đồng Nai, Bình Dương, Quận 9) và sân bay Quốc tế Long Thành; góp phần giảm thời gian vận chuyển lên tới 25% và giảm chi phí vận chuyển 30%.

Sự ra đời của cao tốc này cũng thúc đẩy sự phát triển bất động sản tại địa phương. Làm tiền đề cho sự sinh lời của các sản phẩm tại các dự án như Phúc An Garden Bình Dương hay dự án Phúc An Ashita Bình Dương.

Thông tin về đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn

Đường Mỹ Phước – Tân Vạn có chiều dài 62 km từ ngã ba Tân Vạn (phường Bình Thắng, TP.Dĩ An) đến huyện Bàu Bàng với tổng vốn đầu tư khoảng 4.300 tỷ đồng. Trong đó, tuyến đường được chia làm 2 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, chiều dài 42km từ ngã ba Tân Vạn đến Thị xã Bến Cát. Giai đoạn 2 từ Thị xã Bến Cát đến Khu công nghiệp Bàu Bàng, dài 20km. Tuyến đường được thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa do Tổng Công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư.

Là tuyến đường giao thông đang được xây dựng để kết nối khu công nghiệp Mỹ Phước tại thành phố mới Bình Dương với tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Điểm đầu tại phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát đi qua thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và điểm cuối là nút giao thông Tân Vạn.

Do vậy việc phát triển đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn là mạch giao thông chiến lược của tỉnh, xuyên suốt cả khu công nghiệp mới và cảng biển (Thị Vải, Cái Mép..), cảng container (cảng Đồng Nai, Bình Dương, Quận 9) và sân bay Quốc tế Long Thành; góp phần giảm thời gian vận chuyển lên tới 25% và giảm chi phí vận chuyển 30%.

Quy mô làn đường:

– Lộ giới tuyến đường: 30 m;

– Định hình 6 làn xe: 23m

– Dãy phân cách: 2m

– Lề đường mỗi bên 2,5m

– Lan can an toàn: 2×0.75m = 1.5m

– Hành lang kỹ thuật: 2.2m = 4m

– Lượng xe có khả năng lưu thông tối đa: 170.000-210.000 xe/ngày đêm.

– 4 cầu vượt tại Suối Giữa, suối Bình Thắng, rạch Bà Hiệp, rạch Bà Khâm.

– 3 nút giao thông chui vượt: khu liên hợp Thủ Dầu Một; ngã 5 An Phú; Quốc Lộ 1.

– 9 cầu cạn; lộ giới từ 20-30m; 25 hầm chui cao 3m, rộng 8m.

– Các nút giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đều đảm bảo cho giao thông liên tục, tốc độ 80 – 100 km/h.

Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo hình thức BOT.

Vốn đầu tư : Tổng số vốn đầu tư 1.764,47 tỷ đồng.

Nhà đầu tư : Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp. (BECAMEX IDC CORP.)

Kế hoạch đầu tư :

– Thời gian xây dựng là 4 năm.

– Dự kiến công trình khởi công vào quý 1, năm 2009.

– Hoàn thành : cuối năm 2012.

– Đưa vào vận hành khai thác : dự kiến đầu năm 2013.

– Thời gian thu phí là 46 năm kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

Tiện ích đi kèm:

Dự án đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn sẽ giải quyết các vấn đề về môi trường:

– Bố trí hành lang cây xanh giữa tuyến đường và các khu dân cư xung quanh với chiều rộng tối thiểu 6m, hành lang này sẽ trồng các loại cây xanh với nhiều tầng khác nhau nhằm giảm thiểu tiếng ồn, khói và bụi bẩn đối với khu vực xung quanh.

– Không bố trí các khu dân cư cao tầng ven đường.

– Hạn chế các loại xe quá đát, các loại xe thải nhiều khói gây ô nhiễm.

– Xây dựng các cầu đảm bảo khẩu độ qua các kênh, rạch nhằm không cản trở thoát nước mưa cho khu vực thượng lưu.

– Xây dựng các cống thoát nước mưa cho các khu vực có dòng chảy tự nhiên qua đường.

Xem thêm:

Những lợi ích kinh tế đạt được

Mật độ đường của Bình Dương tăng lên theo hướng hiện đại. Giảm thời gian và chi phí vận chuyển phục vụ công nghiệp và dịch vụ cho các khu công nghiệp tập trung. Các doanh nghiệp tại Bình Dương sẽ giảm được chi phí và thời gian vận chuyển nên có khả năng hạ giá thành hàng hóa để cạnh tranh nhau. Giảm bớt được áp lực vận tải lên quốc lộ 13 và các đường tỉnh lộ khác.

Bất động sản được hưởng lợi gì?

Hạ tầng giao thông có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển Kinh tế – Xã hội và nhiều lĩnh vực khác ở khu vực. Từ đó, kéo theo một ngành nghề hiện đang nổi bật vượt trội ở thị trường Bình Dương đó là bất động sản

Bất động sản được hưởng lợi gì?

Những nơi trước kia khi tuyến cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn chưa đi qua vốn chỉ là các khu đất trống và vườn cao su, dân cư thưa thớt. Từ khi có tuyến đường này, hai bên đường các công ty, xí nghiệp hình thành, dịch vụ nhà hàng, phòng khám, bệnh viện mọc lên, các dự án nhà ở, chung cư được xây dựng, đáp ứng tốt nhu cầu người dân. Đô thị cũng từ đây ngày càng thay đổi, phát triển. Đời sống người dân địa phương ngày càng được nâng cao. Vì vậy nền bất động sản ở khu vực này như nền đất của dự án Phúc An Ashita Bàu Bàng, Bình Dương tăng lên rất nhanh chóng và mạnh mẽ.

Các dự án nổi bật

Tuyến đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn được thiết kế có đầy đủ hệ thống hạ tầng: điện, cấp thoát nước, viễn thông, cây xanh, vỉa hè, dải phân cách giữa… Công trình là điểm nhấn kiến trúc trong phát triển công nghiệp – đô thị 2 địa phương thị xã Bến Cát và Bàu Bàng; là chuỗi giao thông liên kết các khu công nghiệp – đô thị từ phía bắc đến phía nam của tỉnh. Công trình cũng mở ra hướng kết nối giao thông liên vùng từ biên giới Campuchia qua đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa về Chơn Thành (Bình Phước), Bình Dương và ra các cảng nước sâu tại TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.

Xem thêm: 

Dự án Phúc An Ashita gây sốt tại Bình Dương

Tuyến đường Hồ Chí Minh Bình Dương sắp hoàn thành

Các dự án bất động sản tại Bàu Bàng đang thu hút đầu tư

Tiến độ Mỹ Phước – Tân Vạn

Giai đoạn 1: kéo dài từ đường DT741 đến quốc lộ 1A, có tổng chiều dài gần 30km đường chính và 12km đường gom, trên toàn tuyến có 18 cầu vượt lớn và 4  nút giao thông cắt liên thông để kết nối với bên ngoài. Điểm đầu từ Khu công nghiệp và đô thị Mỹ Phước, sẽ đi qua các Khu công nghiệp lớn nằm trên 4 huyện, thị xã là Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An đến cửa ngõ sân bay và cảng biển quốc tế. Đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao cấp với vận tốc trung bình đạt 100km/h. Tổng vốn đầu tư dự án hơn 3.500 tỷ đồng, thời gian thi công trong 4 năm, khi hoàn thành đường Mỹ Phước – Tân Vạn sẽ kết nối với đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Giai đoạn 2: triển khai đầu tư xây dựng đoạn từ Bàu Bàng – Mỹ Phước có chiều dài 11km, nhằm thông tuyến từ Bàu Bàng đến quốc lộ 1A trong năm 2019. Trên công trường thi công đoạn Mỹ Phước – Bàu Bàng (còn gọi là đường Mỹ Phước – Tân Vạn nối dài), mỗi ngày các đơn vị thi công đã huy động hàng trăm phương tiện, máy móc và nhân công tăng ca liên tục để thi công hệ thống thoát nước.

Đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn và đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng khi hoàn thành sẽ kết nối từ huyện Bàu Bàng đến quốc lộ 1A và hệ thống giao thông toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sau khi công trình hoàn thành sẽ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cũng như doanh nghiệp trong tỉnh nhờ rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đến sân bay, cảng biển, qua đó làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong tỉnh.

Công trình đường Mỹ Phước – Tân Vạn đoạn Bàu Bàng có ảnh hưởng đến khoảng 100 hộ dân của hai địa phương là Bàu Bàng và Bến Cát với diện tích thu hồi khoảng 100 ha nhưng tới nay đã được giải tỏa để giải phóng mặt bằng thi công gần như là đạt 90%. Chỉ vài năm tới các khu công nghiệp ở Bình Phước đi vào hoạt động, lưu lượng xe sẽ rất lớn, trong khi hiện tại một vài nơi trên tuyến quốc lộ 13 đã xuất hiện quá tải, kẹt xe cục bộ nên cần có sự phân luồng giao thông kịp thời, phù hợp. Ngoài ý nghĩa tạo lực cho hai địa phương phát triển, thu hút đầu tư thì tuyến đường còn rút ngắn cự ly 30% so với hành trình cũ, như vậy sẽ góp phần tiết kiệm rất lớn cho các nhà đầu tư cả về thời gian lẫn tiền của. Địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ với Becamex IDC trong việc tuyên truyền, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đúng kế hoạch.

Sau khi tuyến đường hoàn thành sẽ hình thành trục song song với quốc lộ 13 thông suốt đến tận biên giới Campuchia và giao với đường Hồ Chí Minh,… qua Bàu Bàng, cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn (Bình Dương), sau đó đến các cảng nước sâu tại TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và sân bay quốc tế Long Thành với cự ly ngắn nhất, tiện lợi nhất.

Bởi: Nguyễn Phạm Thiên Ân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *